Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn ăn uống với ăn uống rối loạn khác nhau và không chừa ai

Không phải mọi trẻ em ăn uống rối loạn đều gặp phải vấn đề rối loạn ăn uống, tuy nhiên tình trạng này diễn ra ở cả trẻ em trai và gái, trái với các định kiến thường gặp.

Khi nhắc tới rối loạn ăn uống, hầu hết nghĩ đến thanh thiếu niên và người lớn, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái. Hơn 9% người Mỹ (28,8 triệu người) mắc chứng rối loạn ăn uống ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, nghiên cứu mới từ Trường Y Kech thuộc Đại học Nam California (USC) cho thấy hành vi ăn uống nguy hiểm ngày càng xuất hiện nhiều ở cả trẻ em trai và trẻ em gái.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét gần 12.000 trẻ em trai và gái ở độ tuổi 9-10. Họ phân tích các chứng ăn uống rối loạn như ăn uống vô độ, nôn mửa, tập thể dục quá sức và ăn thâm hụt calo. Họ tìm cách đo lường mối liên hệ giữa những hành vi đó và các yếu tố khác như giới tính, BMI và tuổi dậy thì. Họ cố gắng tìm hiểu liệu một số yếu tố nhất định có góp phần làm việc ăn uống bị rối loạn nhiều hơn hay không và giới tính đóng vai trò quan trọng nào đó không.

Nghiên cứu cho thấy trẻ em trai và trẻ em gái đều phải đối mặt với nguy cơ mắc rối loạn ăn uống như nhau. Họ cũng cho biết trẻ em có chỉ số BMI cao hơn, hoặc những trẻ dậy thì sớm hơn có nhiều khả năng ăn uống bị rối loạn.

roi loan an uong anh 1

Quan niệm sai lầm thường thấy là rối loạn ăn uống thường gặp hơn ở trẻ em gái.

(Ảnh: Getty)

Ăn uống rối loạn và rối loạn ăn uống

Ngày 1/8/202, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics tập trung chuyên biệt vào 2 lĩnh vực ăn uống rối loạn và rối loạn ăn uống. Điều quan trọng cần lưu ý là 2 điều này rất khác nhau.

Bà Holly Schiff, nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép tại Connecticut, cho biết: “Rối loạn ăn uống là chẩn đoán lâm sàng, trong khi ăn uống rối loạn đề cập đến thói quen ăn uống bất thường nhưng những thói quen này không đáp ứng đủ tiêu chí chẩn đoán”.

Bà cũng nói thêm một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống có thể biểu hiện hành vi ăn uống rối loạn, nhưng không phải tất cả người ăn uống rối loạn đều được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống.

Ăn uống rối loạn không bao gồm các triệu chứng nghiêm trọng như rối loạn ăn uống. Ăn uống rối loạn thường có nhiều hành vi giống với rối loạn ăn uống, nhưng các triệu chứng xảy ra ít thường xuyên hơn hoặc bớt nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng cần lưu ý là ăn uống rối loạn có thể góp phần làm trầm trọng chứng rối loạn ăn uống nếu nó không được kiểm soát.

Ăn uống rối loạn ở trẻ em

Dữ liệu về số trẻ em dưới 12 tuổi có thói quen ăn uống rối loạn rất ít. Nghiên cứu từ USC đã xem xét dữ liệu từ 11.878 trẻ em, độ tuổi từ 9-10, được thu thập từ năm 2016 đến năm 2018 thông qua nghiên cứu Phát triển nhận thức não ở vị thành niên do Viện Y tế Quốc gia tài trợ.

Đây là nghiên cứu dài hạn, lớn nhất về sự phát triển trí não và sức khỏe của trẻ em ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu phát hiện 5% trẻ em trong 11.878 ăn uống vô độ, trong khi 2,5% trẻ em thực hiện các biện pháp để tránh tăng cân.

Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Mỹ) chỉ ra gần một nửa số thanh thiếu niên ở đất nước này bị rối loạn ăn uống và có tới 2,7% dân số mắc bệnh này suốt đời. Điều này cho thấy tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi và việc ăn uống rối loạn ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống trầm trọng hơn.

roi loan an uong anh 2

Nghiên cứu mới không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ ăn uống rối loạn giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Ảnh: South China Morning Post.

Các bé trai cũng có khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống

Quan niệm phổ biến là rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái hơn là đàn ông và trẻ em trai. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chứng minh điều này hoàn toàn sai.

Nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ ăn uống rối loạn giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Stuart Murray, Phó giáo sư Tâm thần học và Khoa học Hành vi Della Martin tại Trường Y Kech, tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ: “Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng chứng rối loạn ăn uống chủ yếu ảnh hưởng đến các bé gái, nhưng ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy các bé trai cũng phải vật lộn với bệnh này”.

Theo nghiên cứu, các dấu hiệu cảnh báo cho thấy các bé trai có khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống bao gồm chỉ số BMI cao hơn ở tuổi vị thành niên. Trẻ em dậy thì sớm cũng có nhiều khả năng biểu hiện các hành vi ăn uống rối loạn.

Đối với cha mẹ, bất kể giới tính của con bạn là gì, điều quan trọng là phải cởi mở nói chuyện với con về tình trạng ăn uống rối loạn và hình ảnh cơ thể.

Tiến sĩ Schiff chia sẻ: “Khi nói chuyện với con bạn về việc ăn uống bị rối loạn hoặc nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào kỳ lạ, hãy hỏi xem chúng có ổn không”.

Bà cũng khuyên bậc cha mẹ để ý xem con họ có điều gì muốn nói không. Trẻ có thói quen ăn uống rối loạn có xu hướng trở nên căng thẳng hoặc lo lắng cực độ khi sát giờ ăn. Vậy nên, hãy quan sát mối quan hệ của chúng với thức ăn, xem chúng có xu hướng đói hay không, và tạo nên môi trường an toàn để chúng có thể chia sẻ với bạn.

Nhà dinh dưỡng học Oz Garcia cho biết trẻ em thậm chí có thể cố gắng trông giống những người mà chúng nhìn thấy trên tivi hoặc trên mạng. Ông nói: “Nhiều khi trẻ em bị ám ảnh bởi một người nổi tiếng có hình thể mà chúng ngưỡng mộ và cố gắng bắt chước người đó. Trong trường hợp này, chúng ta cũng cần phải thảo luận về cách phương tiện truyền thông dựng lên tiêu chuẩn cơ thể phi thực tế."

Theo dõi trẻ để ngăn ngừa rối loạn ăn uống

Nếu bạn lo lắng con mình có thể có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống, bạn có thể theo dõi trẻ sớm để ngăn ngừa và có những cuộc trò chuyện để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này. Theo tiến sĩ Schiff, dưới đây là một số cách để theo dõi dấu hiệu của việc ăn uống rối loạn.

  • Nếu bạn thấy con mình “không đói” hoặc ăn thường xuyên hơn, đó có thể là dấu hiệu chúng bị rối loạn ăn uống hoặc đang có biểu hiện ăn uống rối loạn. Trong trường hợp này, Tiến sĩ Schiff đề nghị gia đình nên dùng bữa cùng nhau thường xuyên nhất có thể.

  • Nói chuyện với bác sĩ của con bạn về thay đổi cân nặng, chiều cao hoặc hỏi xem chúng có vẻ lo lắng về cân nặng không.

  • Những đứa trẻ bị ăn uống rối loạn có xu hướng lo lắng về thức ăn hơn nên Tiến sĩ Schiff cũng đề nghị bố mẹ quan sát xem chúng mất bao lâu để ăn một bữa và cả việc chúng hít thở trong khi ăn quá nhanh hay không.

  • Ông Garcia gợi ý bố mẹ nên nói chuyện với các giáo viên ở trường để xem liệu con bạn có thực sự ăn không; hỏi các giáo viên liệu có thấy những thay đổi trong hành vi của trẻ, chẳng hạn như tập thể dục quá sức hay không.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cảnh giác với bệnh thiếu máu.

Phương Hà - Theo ZingNews
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm