Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phản ứng phụ của việc sử dụng quá nhiều acid folic

Acid folic là dạng tổng hợp của vitamin B9 và chỉ được tìm thấy trong các dạng thực phẩm chức năng hoặc một số loại thực phẩm. Khi vitamin B9 có mặt trong thực phẩm, sẽ được gọi là folate. Bạn có thể bổ sung folate từ các loại đậu, quả cam, măng tây, mầm cải Brussel, trái bơ và rau có lá xanh.

Cho dù ở dạng folate hay acid folic , vitamin B9 cũng rất quan trọng cho tế bào và hình thành DNA trong cơ thể. Giảm lượng folate trong máu có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe như tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, bệnh tim mạch, đột quỵ và một số loại ung thư. Ngược lại, tăng folate trong máu không phải là vấn đề quá đáng lo ngại với những người trưởng thành. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều acid folic từ thực phẩm chức năng có thể gây hại. Dưới đây là 4 phản ứng phụ có thể xảy ra của việc tiêu thụ quá nhiều acid folic.

Tại sao lại bị thừa acid folic?

Cơ thể không hấp thu folate dễ dàng như hấp thu acid folic. Theo thống kê có khoảng 85% acid folic từ thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bổ sung được hấp thu. Trong khi đó, chỉ có khoảng 50% folate tự nhiên từ thực phẩm được sử dụng bởi cơ thể. Acid folic được hấp thu vào máu, sau đó được phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn tại gan. Tuy nhiên, gan chỉ có khả năng xử lý một lượng acid folic nhất định. Do đó, tiêu thụ quá nhiều acid folic từ thực phẩm chức năng có thể gây ra tình trạng acid folic không được chuyển hóa tích tụ trong máu. Tình trạng này sẽ không xảy ra khi bạn ăn nhiều thực phẩm giàu folate. Tăng acid folic không chuyển hóa có thể liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Lượng folate tương đương trong chế độ ăn

Vì acid folic dễ hấp thu hơn folate trong thực phẩm, nên khái nhiệm lượng folate tương đương trong chế độ ăn (DFE) đã được phát triển để đưa ra khuyến nghị rõ ràng hơn về lượng folate tiêu thụ:

1mcg DFE tương đương với:

  • 1mcg folate từ thực phẩm
  • 0.6mcg acid folic từ thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng khi no bụng
  • 0.5mcg acid folic từ thực phẩm chức năng khi bụng đói.

Không có giới hạn tối đa về lượng folate tự nhiên trong thực phẩm. Tuy nhiên, Viện Y học Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người trưởng thành trên 19 tuổi nên hạn chế lượng acid folic từ thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung ở mức 1000mcg/ngày. Giới hạn tối đa dành cho trẻ em là ít hơn, dao động trong khoảng 300-800mcg, tùy thuộc vào từng độ tuổi. Bạn cũng nên nhớ rằng, đa số người bình thường sẽ không thể nào tiêu thụ được trên 100mcg folic một ngày từ thực phẩm được, trừ khi sử dụng thực phẩm chức năng ở liều cao. Trên thưc tế, có khoảng 5% nam giới và nữ giới từ 51-70 tuổi sử dụng lượng thực phẩm chức năng nhiều hơn lượng này mỗi ngày.

Tiêu thụ nhiều acid folic có thể che giấu các triệu chứng thiếu vitamin B12

Cơ thể sử dụng vitamin B12 có thể tạo ra các tế bào máu và giúp tim, não và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Nếu không được điều trị, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh không thể hồi phục được. Cơ thể có thể sử dụng folate và vitamin B12 theo cách tương tự nhau, nghĩa là thiếu folate và vitamin B12 sẽ có biểu hiện tương tự nhau. Vì lý do đó, bổ sung thực phẩm chức năng có chứa acid folic sẽ khiến các biểu hiện thiếu vitamin B12, bao gồm cả thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12 không biểu hiện rõ ràng và tình trạng thiếu vitamin B12 không được điều trị. Thiếu máu hồng cầu khổng lồ là một tình trạng được đặc trưng bởi tình trạng tế bào hồng cầu bị phình to hơn mức bình thường. Thiếu máu hồng cầu khổng lồ có thể gây ra các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi, khó tập trung và khó thở. Nếu bạn sử dụng thực phẩm bổ sung và nhận thấy có các triệu chứng ở trên, hãy cân nhắc đến việc kiểm tra lượng vitamin B12 trong máu.

Tăng tiêu thụ acid folic có thể đẩy nhanh sự suy giảm sức khỏe tinh thần do tuổi tác

Thừa acid folic có thể làm tăng nhanh sự suy giảm sức khỏe tinh thần do tuổi tác, đặc biệt là ở những người thiếu vitamin B12. Một nghiên cứu trên người trên 60 tuổi cho thấy lượng folate cao trong máu hoặc tăng acid folic không chuyển hóa có liên quan đến suy giảm chức năng tinh thần ở những người bị thiếu vitamin B12. Với những người không thiếu vitamin B12, thì không nhận thấy mối liên quan này. Một nghiên cứu khác gợi ý rằng những người tăng folate và giảm lượng vitamin B12 có thể có nguy cơ mất chức năng não bộ gấp 3.5 lần so với những người có hàm lượng những vi chất này ở mức bình thường. Tuy nhiên, lưu ý rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi đi đến kết luận rằng bổ sung một số loại thực phẩm chức năng nhất định có thể gây tổn hại đến tình trạng sức khỏe tinh thần.

Làm chậm quá trình phát triển não bộ ở trẻ em

Bổ sung đủ folate trong quá trình mang thai là rất cần thiết để não bộ của em bé phát triển. Bổ sung đủ folate cũng giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vì rất nhiều phụ nữ không đáp ứng được nhu cầu folate trong khi mang thai thông qua chế độ ăn, nên những phụ nữ ở độ tuổi này thường được khuyến khích bổ sung thêm acid folic.

Trong một nghiên cứu, trẻ em 4-5 tuổi có mẹ bổ sung trên 1000mcg acid folic/ngày trong khi mang thai có điểm thấp hơn trong bài kiểm tra trí não so với những trẻ mà mẹ chỉ bổ sung 400-999mcg acid folic/ngày khi mang thai. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bổ sung quá nhiều folate trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ kháng insulin ở trẻ 9-13 tuổi. Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn, nhưng tốt nhất là tránh bổ sung nhiều hơn lượng khuyến nghị là 600mg acid folic/ngày trong quá trình mang thai, trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.

Tăng nguy cơ tái phát ung thư.

Ảnh hưởng của acid folic lên sự phát triển ung thư và tần suất tái phát ung thư là một con dao hai lưỡi. Các nghiên cứu gợi ý rằng bổ sung đủ acid folic có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi tình trạng ung thư. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều acid folic có thể giúp các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn đang chưa rõ ràng. Mặc dù một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng tăng nguy cơ ung thư ở người bổ sung acid folic nhưng đa số các nghiên cứu đều không cho thấy các mối liên kết này. Đặc biệt, nguy cơ ung thư sẽ phụ thuộc vào loại ung thư và tiền sử bệnh tật của bạn. Ví dụ, một số nghiên cứu cũ hơn chỉ ra rằng những người đã từng được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến hoặc ung thư đại trực tràng bổ sung trên 1000mcg acid folic/ngày sẽ có nguy cơ tái phát ung thư từ 1.7-6.4%. Tuy nhiên, ăn nhiều thực phẩm giàu folate sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư mà thậm chí còn làm giảm nguy cơ này.

Liều khuyến nghị và các tương tác có thể xảy ra

Acid folic có mặt trong hầu hết các loại đa vitamin, vitamin dành cho bà bầu và vitamin nhóm B, nhưng acid folic cũng được bán riêng lẻ dưới dạng thực phẩm chức năng. Ở một số quốc gia, acid folic được bổ sung vào trong một số thực phẩm, cùng với các loại vitamin khác.

Bổ sung acid folic thường được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị giảm folate trong máu. Ngoài ra, những người đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai thường sẽ cần phải sử dụng acid folic để làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Nhu cầu folate khuyến nghị là 400 mcg cho người trên 14 tuổi, 500-600mcg với phụ nữ mang thai và cho con bú. Liều folate trong các loại thực phẩm chức năng thường sẽ từ 400-800mcg.

Folate có thể tương tác với một số loại thuốc kê đơn, bao gồm các thuốc điều trị co giật, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp và thuốc điều trị vi sinh vật (ví dụ như thuốc tẩy giun). Do vậy, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng acid folic.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn thế nào để tăng lượng hồng cầu trong máu? 

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm