Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Acid folic giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn

Acid folic, còn gọi là vitamin B9 hay folate, là vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt góp phần tạo hồng cầu, giúp hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Acid folic giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn và đây cũng là một trong những thành tựu của ngành Y học!

Bệnh tự kỷ gây rối loạn trong giao tiếp

Tại Pháp có khoảng 650.000 trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Các chuyên gia ước tính rằng có 1/100 trẻ sơ sinh được sinh ra bị bệnh tự kỷ và ở những trẻ trai nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với trẻ gái.

Tự kỷ là căn bệnh cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ một cách đầy đủ. Theo kết quả khảo sát của Opinion Way thì năm 2012 có 37% người Pháp cho rằng đây là một bệnh tâm lý hoặc tâm thần ... Trên thực tế đây là căn bệnh thần kinh và theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đây là rối loạn phát triển sớm và nghiêm trọng ở trẻ. Cụ thể, tự kỷ là một căn bệnh ảnh hưởng đến não bộ và có những rối loạn trong giao tiếp, rối loạn hành vi và đặc biệt trong quan hệ xã hội.

 

Một số thực phẩm giàu acid folic nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ gồm trứng, đu đủ, chuối, cam, rau xanh, gạo, đậu xanh,...

Bổ sung acid folic giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn

Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu trẻ Arkansas (Arkansas Children's Research Institute) - Mỹ nhận thấy rằng việc bổ sung acid folic có thể giúp trẻ em mắc chứng tự kỷ giao tiếp tốt hơn. Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát 47 trẻ với rối loạn phổ tự kỷ, tuổi trung bình là 7 tuổi rưỡi, 80% là trẻ trai và được chia thành 2 nhóm. Trong 12 tuần, ở nhóm 1 các trẻ được bổ sung acid folic (50 mg tối đa mỗi ngày) trong khi nhóm 2 dùng giả dược. Kết quả sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những trẻ được bổ sung acid folic có thể cải thiện đáng kể về khả năng giao tiếp hơn những trẻ khác, đặc biệt có sự tiến bộ về ngôn ngữ.

Công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí chuyên ngành tâm thần học phân tử Molecular Psychiatry.

Acid folic-tên khoa học là vitamin B9. Vitamin này còn gọi là "folate" và đây là vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt góp phần vào sự tạo hồng cầu, giúp hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động tốt, tham gia vào quá trình hình sẹo của vết thương. Theo một vài nghiên cứu cho thấy vitamin này có thể làm giảm huyết áp, tăng cường tác dụng thuốc chống trầm cảm và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức…

Nếu có thể được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung, ngoài ra vitamin này có trong gan heo, thịt bê, thịt cừu, rau bina, măng tây, hạt lanh ... Liều dùng khuyến nghị là 200 µg mỗi ngày cho trẻ em từ 4-8 tuổi.

Bs Ái Thủy - Theo Sức khỏe & Đời sống/ Top Sante
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

  • 17/06/2025

    Có phải tất cả các dạng Vitamin K2 đều giống nhau?

    Trong số các vitamin thiết yếu đối với cơ thể, Vitamin K2 đang ngày càng được chú ý nhờ vai trò nổi trội đối với sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn rằng: liệu tất cả các dạng Vitamin K2 có thực sự giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam làm rõ những điểm khác biệt giữa các dạng Vitamin K2 trong bài viết dưới đây.

Xem thêm