Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất đặc thù, xảy ra đột ngột và ngắn không quá một phút. Bệnh nhân bị đau một bên, cũng có một số rất ít đau dây V hai bên. Những trường hợp đau hai bên không phải xuất hiện cùng một lúc mà đau một bên trong một thời gian dài rồi sau đó mới xuất hiện phía đối bên. Đau dây thần kinh V là một triệu chứng đặc thù, do đau thường gặp nhất ở vùng mặt - miệng nên nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm.
Vì sao đau dây thần kinh V?
Dây thần kinh V thực hiện cả hai chức năng vừa cảm giác vừa vận động. Tuy vậy, chức năng chính là cảm giác và mỗi dây V sẽ tiếp nhận cảm giác cho một bên mặt. Dây V được hợp thành từ 3 nhánh thần kinh là V1 - V2 - V3, mỗi nhánh nhỏ này cảm giác cho một phần của nửa mặt (do đó dây V còn gọi là dây thần kinh tam thoa hay dây thần kinh sinh ba). Đây là thần kinh sọ lớn nhất. Đau dây thần kinh V là cảm giác đau một nửa mặt tại vùng chi phối của dây V. Cơ chế gây ra bệnh lý này vẫn còn chưa thật sự rõ ràng, tuy nhiên hiện nay các nhà chuyên môn cho rằng nguyên nhân là bất thường trong hệ thống nhân dây thần kinh V; sự chèn ép của mạch máu vào vị trí dây V đi ra khỏi thân não.
Đặc điểm cơn đau
Cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng dạng như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. Cơn đau này thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút. Cơn đau có thể tái đi tái lại hàng ngày không theo quy luật nhất định, tần suất của cơn đau quyết định độ nặng của bệnh. Ở bệnh nhân cơn đau phát sinh không rõ nguyên nhân hoặc khi có kích thích như cạo mặt, rửa mặt, nhai, nói, nhăn mặt, chạm vào mặt, thậm chí khi gió thổi vào mặt... Cơn đau xuất hiện một bên mặt, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh. Tiêu chuẩn chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa theo Hiệp hội Đau đầu quốc tế là: các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và dưới 2 phút.
Đau nhánh hai dây thần kinh số 5 có thể nhầm với đau răng hàm trên.
Đau có ít nhất 4 trong các đặc điểm sau: đau đột ngột, dữ dội, nhói, nông, như đâm hay nóng bỏng; phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa; cường độ nặng; được kích thích bởi các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, nói, rửa mặt hay đánh răng; giữa các cơn bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng. Không có thiếu sót thần kinh. Các cơn được lặp lại ở mỗi bệnh nhân riêng biệt.
Loại trừ các nguyên nhân đau mặt khác từ bệnh sử, khám thực thể và cận lâm sàng đặc biệt.
Do vậy, ngoài triệu chứng đau thì bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường nào khác. Đây là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán bệnh. Đôi khi ấn các điểm xuất chiếu dây V thấy đau: điểm đau ở lỗ trên ổ mắt (xuất chiếu của dây mắt), điểm đau ở dưới ổ mắt (nơi nhánh dưới ổ mắt của dây hàm trên đi qua), điểm đau lỗ cằm (xuất chiếu dây hàm dưới). Tổn thương dây mắt có thể có giảm phản xạ giác mạc.
Những yếu tố nào gây nên chứng đau này?
Hiện tại chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, với triệu chứng đau dây thần kinh số V đặc hiệu đã được công nhận như một nhiễm khuẩn do virut tại hạch Gasser hoặc các nhánh dây V ngoại biên. Ngoài vùng răng miệng thường nghĩ là có liên quan đến đau dây V, các khối u nằm ở vùng góc cầu - tiểu não và các vùng lân cận của góc cầu - tiểu não đôi khi cũng có liên quan đến đau dây thần kinh số V như: u màng não, u nang thượng bì, u tuyến yên, u ác tính di căn,... có ảnh hưởng đến hạch Gasser hoặc 1 nhánh hoặc nhiều nhánh của dây V.
Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng một số trường hợp đau dây V thứ phát do các nguyên nhân như: do quá trình tăng sản của nền sọ chèn ép dây V (như ung thư vòm họng) vì các nhánh dây V đi qua các lỗ và các ống của xương mặt; bệnh ở các cấu trúc do dây V phân bố như: áp-xe răng, sâu răng, viêm mống mắt, viêm xoang...
Chẩn đoán và điều trị
Ngoài những biểu hiện lâm sàng với những cơn đau đặc trưng, các bác sĩ còn loại trừ các bệnh khác có biểu hiện tương tự như: đau nhánh một dây V chẩn đoán phân biệt với: bệnh xoang mặt, thiên đầu thống và migraine; đau nhánh hai dây V chẩn đoán phân biệt với: bệnh của răng hàm trên, tai, tuyến tai, xoang sàng; đau nhánh ba dây V chẩn đoán phân biệt với: đau răng hàm dưới.
Điều trị nội khoa: giống như phần lớn các trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh, đau thần kinh V sẽ không đáp ứng với giảm đau thông thường và đề kháng với morphin. Tuy nhiên một số thuốc hướng thần kinh và tâm thần có hiệu quả khi dùng. Sử dụng thuốc với chủng loại và liều lượng thích hợp sẽ giúp làm giảm hay hết triệu chứng đau của người bệnh. Hầu hết tất cả các bệnh nhân đều có giai đoạn đầu đáp ứng với điều trị nội khoa dùng thuốc, và đây cũng là một đặc điểm điển hình của bệnh lý này. Tuy nhiên sau đó khoảng 75% các trường hợp sẽ không còn thấy giảm đau khi dùng thuốc và bắt buộc phải điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa.
Điều trị ngoại khoa bằng các thủ thuật và phẫu thuật: can thiệp phẫu thuật và thủ thuật được chỉ định cho những trường hợp điều trị bằng thuốc thất bại hay bệnh nhân có những tác dụng phụ nặng nề khi uống thuốc.
Phương pháp can thiệp có thể được áp dụng là: nhiệt đông thần kinh V qua da; tiêm glycerol trong bể thần kinh sinh ba; phương pháp chèn ép hạch Gasser qua da bằng bóng; phẫu thuật giải ép vi mạch máu. Nhưng hiện nay phương pháp phẫu thuật giải ép vi mạch máu được áp dụng rộng rãi hơn cả, đem lại hiệu quả cao và ít biến chứng.
Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.
Bệnh xơ cứng teo cơ một bên hay còn được gọi là ALS, là một bệnh về hệ thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống gây mất kiểm soát cơ. Bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cùng tìm hiểu về bệnh lý xơ cứng teo cơ một bên qua bài viết sau đây!
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !