Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về acid folic

Chúng ta hãy cùng khám phá các chức năng của acid folic (vitamin B9) trong cơ thể, nguồn cung cấp acid folic, nhu cầu khuyến nghị và những ảnh hưởng đến sức khỏe khi thiếu hụt B9.

Acid folic là dạng tổng hợp của folate- một vitamin nhóm B. Folate tham gia vào quá trình hình thành DNA và các vật liệu di truyền khác. Chất này đặc biệt quan trọng với sức khỏe của những phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Folate, còn được gọi là vitamin B9, là một trong số những vitamin nhóm B, có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên. Acid folic là dạng folate mà các nhà sản xuất bổ sung vào các viên uống vitamin và thực phẩm bổ sung.

Tại sao acid folic lại quan trọng với cơ thể?

Folate rất quan trọng đối với một loạt các chức năng trong cơ thể. Ví dụ, chất này giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mới khỏe mạnh. Các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu cơ thể không thể sản sinh ra đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, con người sẽ bị thiếu máu. Thiếu folate cũng có thể gây ra một loại thiếu máu gọi là thiếu máu do thiếu folate.

Folate cũng rất quan trọng đối với việc tổng hợp và sửa chữa DNA và các vật liệu di truyền khác, và nó cần thiết cho các tế bào để phân chia.

Điều đặc biệt quan trọng nạp đủ folate trong thai kỳ. Thiếu folate trong thai kỳ có thể dẫn đến bất thường ống thần kinh, chẳng hạn như dị tật nứt đốt sống và các bệnh lý của não bộ.

Vì tầm quan trọng của folate đối với sức khỏe, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các nhà sản xuất bổ sung acid folic vào bánh mì, mì ống, gạo, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc khác ở Hoa Kỳ. Kể từ khi có chính sách này, số trẻ sinh ra có bất thường ống thần kinh đã giảm hẳn.

Bổ sung acid sẽ có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị trong một số bệnh:

Bất thường ống thần kinh

Uống bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các bất thường ống thần kinh ở thai nhi. Chất này cũng có thể làm giảm nguy cơ sinh non, bất thường về tim và hở vòm miệng, và một số bất thường khác.

Tất cả những người phụ nữ có ý định mang thai nên dùng 400 microgram (mcg) acid folic hàng ngày - từ nguồn bổ sung hoặc từ thực phẩm tăng cường - cùng với folate từ chế độ ăn uống hàng ngày của họ.

Trầm cảm

Những người có mức folate thấp hơn thường dễ bị trầm cảm hơn. Uống bổ sung acid folic làm tăng hiệu quả cho thuốc trầm cảm.

Tự kỷ

Một số nghiên cứu cho thấy dùng acid folic trước và trong khi mang thai sớm có thể làm giảm khả năng trẻ bị tự kỉ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chưa được khẳng định, và sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định vai trò tiềm năng của acid folic.

Viêm khớp dạng thấp

Các bác sĩ có thể sử dụng acid folic để hỗ trợ methotrexate trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

Methotrexate là một loại thuốc hiệu quả cho bệnh lý này, nhưng nó có thể loại bỏ folate khỏi cơ thể, gây ra các triệu chứng tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung acid folic có thể làm giảm khoảng 79% các tác dụng phụ này .

Ai nên dùng acid folic?

Hầu hết mọi người nhận đủ folate từ chế độ ăn uống của họ, và thiếu hụt folate rất hiếm gặp

Các hướng dẫn ban hành đều khuyến nghị rằng tất cả phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên dùng acid folic.

Điều này là do acid folic rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn sớm sớm. Tủy sống là một trong những bộ phận đầu tiên của cơ thể hình thành trong bào thai và thiếu hụt folate có thể dẫn đến bất thường cơ quan này.

Nhu cầu khuyến nghị

Những phụ đang hoặc có dự định có thai nên uống 400-800 mcg acid folic mỗi ngày, và  những người có tiền sử gia đình bị bất thường ống thần kinh nên uống 4.000 mcg mỗi ngày. Phụ nữ đang cho con bú nên đặt mục tiêu tiêu thụ khoảng 500 mcg mỗi ngày.

Cơ thể hấp thụ acid folic từ các chất bổ sung và thực phẩm tăng cường tốt hơn so với folate từ thực phẩm tự nhiên.

Mức khuyến nghị/ ngày acid folic cho mỗi nhóm tuổi như sau:

Nhóm tuổi

Mức khuyến nghị/ngày

0 - 6 tháng

65 mcg

7 -12 tháng

80 mcg

1- 3 tuổi

150 mcg

4 -8 tuổi

200 mcg

9 -13 tuổi

300 mcg

14 -18 tuổi

400 mcg 

trên 19 tuổi

400 mcg 

Những người không nên sử dung acid folic hoặc nếu cần thì phải theo sự chỉ định của bác sỹ bao gồm:

  • động kinh
  • tiểu đường tuýp 2
  • viêm khớp dạng thấp
  • lupus
  • bệnh viêm ruột (IBD)
  • bệnh celiac

Những người phải lọc máu thận cũng nên tránh dùng acid folic.

Nguồn cung cấp

Acid folic có mặt trong nhiều thực phẩm do được đưa thêm vào, bao gồm bánh mì, bột, ngũ cốc và ngũ cốc; là thành phẩn phổ biến trong các viên vitamin B-tổng hợp.

Nhiều loại thực phẩm dồi dào folate tự nhiên. Các nguồn tốt nhất bao gồm:

  • gan bò
  • rau bó xôi luộc
  • đậu mắt đen
  • măng tây
  • cải Brussels
  • rau diếp
  • trái bơ
  • bông cải xanh
  • mù tạt xanh
  • đậu xanh
  • đậu thận
  • nước ép cà chua đóng hộp
  • cua bể
  • nước cam
  • đậu phộng rang khô
  • cam và bưởi tươi
  • đu đủ
  • chuối
  • trứng luộc kĩ
  • dưa lưới

Thiếu folate

Thiếu folate xảy ra khi không có đủ folate trong cơ thể gây ra  bệnh thiếu máu hồng cầu to.

Khi mang thai, thiếu hụt folate làm tăng nguy cơ bất dị tật bẩm sinh, hay gặp ở hệ thần kinh.

Một số triệu chứng thiếu folate bao gồm:

  • suy nhược
  • mệt mỏi
  • khó tập trung
  • đau đầu
  • kích thích
  • tim đập nhanh
  • hay có vết loét trên lưỡi và bên trong miệng
  • thay đổi màu da, tóc hoặc móng tay
  • khó chịu, đau đầu, tim đập nhanh và khó thở

Một số nhóm có nguy cơ thiếu hụt folate bao gồm:

  • người bị rối loạn sử dụng rượu
  • phụ nữ mang thai
  • người trong độ tuổi sinh đẻ
  • những người có các bệnh ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, bao gồm IBD và bệnh celiac
  • người có gen MTHFR  đa hình

Tác dụng phụ của acid folic

Không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng liên quan đến việc uống quá nhiều acid folic, hiếm khi xảy ra tác dụng phụ, nếu có thì cũng nhẹ, ví dụ kích thích dạ dày.

Nếu một người bổ sung folate nhiều hơn mức cần thiết, thì đừng quá lo lắng. Acid folic tan trong nước nên số acid folic dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu.

Tóm lại

Acid folic là dạng tổng hợp của folate, một loại vitamin B quan trọng. Đa số  mọi người có thể nạp đủ folate từ chế độ ăn, nhưng những người có nguy cơ cao thiếu hụt và phụ nữ có thể mang thai cần phải bổ sung thêm acid folic.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vai trò của axit folic

 

BS Đoàn Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm