Ths. BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo. Omega cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Omega quan trọng như vậy nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
Ths. BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Dưới đây là những thông tin về vai trò của Omega và các thực phẩm giàu Omega do Ths. BS. Nguyễn Văn Tiến cung cấp.
1. Một số tác dụng cụ thể của Omega
Omegal à một nhóm các axit béo chưa no cần thiết đa nối đôi, đó là DHA – EPA – ALA. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là một chất béo Omega 3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA theo nhu cầu, giúp cung cấp năng lượng và là nguyên liệu xây dựng cấu trúc não bộ, bảo vệ não, làm tăng các dẫn truyền thần kinh.
Với trẻ em, Omega có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ, giúp tăng cường trí nhớ, tăng cường phản xạ thần kinh. Không chỉ trẻ em mà người lớn vẫn cần Omega, nhất là Omega 3 và 6 cho phát triển trí não, phát triển thị giác.
Nếu thiếu Omega sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não và thần kinh, làm giảm hiệu quả của các dẫn truyền thần kinh từ cơ quan đích đến não, giảm tính lưu động của màng tế bào. Với trẻ em thiếu Omega sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm…
Cơ thể không tự tổng hợp được Omega mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
Omega tốt cho da
Omega làm cho làn da tươi trẻ, săn chắc. Trong đó, DHA và EPA là 2 loại Omega giúp ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm.
Omega giúp bạn ngủ ngon hơn
Một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc là do thiếu Omega. Khi được bổ sung Omega, cơ thể sẽ sản xuất ít hormone melatonin hơn. Trong khi đó melatonin lại vô cùng cần thiết để bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ chất lượng.
Omega giúp phát triển não bộ và tăng cường thị lực
DHA là thành phần chính của não bộ và võng mạc mắt. Vì thế DHA rất cần thiết và quan trọng trong việc phát triển não bộ, hệ thần kinh và cải thiện thị lực, nhất là phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng.
Omega cũng có tác dụng cải thiện một số bệnh về rối loạn thần kinh và chống lại một số bệnh tự miễn, đồng thời góp phần hỗ trợ điều trị một số bệnh như bệnh thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh vảy nến,…
Ngoài ra, Omega cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan,… Chính vì thế, việc bổ sung Omega cho cơ thể là rất cần thiết.
Omega động vật có trong cá, mỡ của cá, cá biển.
2. Những thực phẩm giàu Omega
Omega có hai nguồn thực vật và động vật. Tuy nhiên, Omega lại không có tính dự trữ nên phải bổ sung hằng ngày qua thực phẩm.
2.1. Omega động vật
Omega động vật có trong cá, mỡ của cá, cá biển. Một số loại cá có hàm lượng Omega cao như: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, hàu…
Các loại cá này là một nguồn Omega rất phong phú. Đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B12, selen... nên các mẹ cho con bú không nên kiêng chất tanh mà cần ăn cá để tăng cường dưỡng chất cho con, tốt cho sức khỏe bản thân.
Cá thu: thường được hun khói và phi lê cả miếng để ăn trong bữa ăn sáng ở các nước phương Tây. Cá thu rất giàu chất dinh dưỡng, một miếng cá thu 100g cung cấp tới 200% vitamin B12 và 100% selen cần cho một ngày. Thêm vào đó, trong cá thu cũng chứa nhiều Omega 3, 100g cá thu lại chứa 5.134 mg Omega 3.
Cá hồi: chứa hàm lượng protein cao và gồm nhiều chất dinh dưỡng như magie, kali, selen, vitamin B. Trong 100g cá hồi có chứa 2.260mg Omega 3. Các nghiên cứu đã cho thấy, những người thường xuyên ăn cá hồi sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, mất trí hay chứng trầm cảm.
Cá trích: thường được ngâm hoặc sơ chế, sau đó đóng hộp và được bán như thức ăn nhẹ. Trong 100g cá trích có chứa 1.729mg Omega 3.
Hàu: Hàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin B12, sắt, magie, photpho, kẽm, đồng,... Ngoài ra, cứ 100g hàu sống có chứa 672 mg Omega 3.
Cá mòi: Cá mòi rất bổ dưỡng, chứa các chất dinh dưỡng như: vitamin B12, selenium, photpho, canxi, protein, vitamin D,.. Trong 100g cá mòi có chứa 1.480mg Omega 3.
Cá cơm: là một loại cá nhỏ, chúng thường được sấy khô và đóng hộp. Cá cơm giàu canxi, vitamin B3 và selen. Trong 100g cá cơm chứa 2.113 mg Omega 3
Các loại hạt giàu omega.
2.2. Omega thực vật
Omega thực vật có nhiều trong các loại hạt và rau xanh như: Bắp cải Brusse, cải xoăn, rau bó xôi, cải xanh, súp lơ, rau bina, đậu Hà Lan...
Rau chân vịt
Trong 100gr rau chân vịt có chứa 138mg Omega 3 và 26mg Omega 6.
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, rau bina. Nó được xem là 1 trong những loại rau ưa thích của nhiều người vì không những ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng từ vitamin A, C, E, K đến các loại Omega.
cải bó xôi giàu Omega thực vật.
Hạt lanh
Hạt lanh có kích thước nhỏ, màu nâu hoặc vàng, thường được dùng làm phụ gia và sản xuất dầu. Là thực phẩm giàu chất béo tốt, hạt lanh cũng là 1 nguồn cung cấp Omega. Hạt lanh cũng được coi là thực phẩm hoàn hảo cho người ăn chay vì nó cung cấp nhiều chất xơ, vitamin E, magie...
Hạt chia
Trong 100gr hạt chia có 4.915mg Omega 3 và 1.620mg Omega 6.
Trong hạt chia có lượng canxi, phốt pho, protein phong phú, hạt chia cũng rất phù hợp với những người tập gym.
Quả óc chó
Ngoài lượng Omega phong phú (trong 100gr quả óc chó có 9.079mg Omega 3, 38.092mg Omega 6), quả óc chó còn rất bổ dưỡng, giàu chất xơ, đồng.
Lưu ý, khi ăn quả óc chó, đừng bỏ lớp màng bên ngoài vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Các loại họ đậu, đỗ
Đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, lạc rất giàu Omega.
Hạt lạc giàu Omega.
Tỷ lệ acid béo không no trong 100g dầu ăn và quả có chất béo
Trong 100 gam dầu ăn/quả có chất béo |
Acid béo không no 1 nối đôi (Oleic) Tỷ lệ (%) |
Acid béo không no 2 nối đôi (Linoleic = omega-6) Tỷ lệ (%) |
Acid béo không no có 3 nối đôi (Linoleic=omega-6) Tỷ lệ (%) |
Quả bơ |
60 |
18 |
0 |
Dầu dừa |
7 |
2 |
0 |
Dầu ngô |
30 |
50 |
2 |
Dầu ô liu |
72 |
11 |
1 |
Dầu cọ |
43 |
8 |
0 |
Dầu lạc |
49 |
29 |
1 |
Dầu hạt cải |
54 |
23 |
10 |
Dầu đậu tương |
25 |
52 |
7 |
Dầu hướng dương |
33 |
52 |
0 |
Hàm lượng các acid béo Omega-3 trong một số loại cá và hải sản
Trong 100g thực phẩm ăn được |
Lipid (g)
|
Acid béo n-3 (EPA + DHA) (g) |
Cá chép |
5,6 |
0,3 |
Cá trích |
13,9 |
1,7 |
Cá thu |
13,9 |
2,5 |
Cá nhám |
1,9 |
0,5 |
Cá hồi |
5,4 |
1,2 |
Cua |
0,8 |
0,3 |
Tôm |
1,1 |
0,3 |
Mực |
1,0 |
0,2 |
Tham khảo thông tin tại bài viết: 5 nguồn thực phẩm giàu omega-3 tăng cường sức đề kháng mùa dịch.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.