Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sản phẩm thay thế cho sữa bò tốt nhất - Phần 1

Sữa bò được coi là một thành phần chủ yếu trong chế độ ăn của nhiều người, như một đồ uống, ăn cùng ngũ cốc và thêm vào sinh tố, trà hoặc cà phê. Nhưng một số người không thể chọn uống sữa do sở thích cá nhân, hạn chế trong chế độ ăn uống, dị ứng hoặc không dung nạp sữa.

May mắn thay, nếu bạn đang tìm cách tránh sữa bò, có rất nhiều lựa chọn thay thế khác có sẵn.Hãy cùng tìm hiểu chín sản phẩm thay thế tốt nhất cho sữa bò.

Tại sao bạn có thể cần sản phẩm thay thế?

Sữa bò có thành phần dinh dưỡng ấn tượng: giàu protein chất lượng cao và các vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm canxi, phốt pho và vitamin B. 1 cốc (240 ml) sữa nguyên chất cung cấp 146 calo, 8 gam chất béo, 8 gram protein và 13 gram carbohydrate.

Tuy nhiên, sữa bò không phải là lựa chọn phù hợp cho mọi người. Có một số lý do khiến bạn cần phải thay thế sữa bò, bao gồm:

  • Dị ứng sữa: 2–3% trẻ em dưới 3 tuổi bị dị ứng với sữa bò. Điều này có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm phát ban, nôn mửa, tiêu chảy và sốc phản vệ nghiêm trọng. Khoảng 80% trẻ em phát triển dị ứng này ở tuổi dưới 16.
  • Không dung nạp lactose: Ước tính 75% dân số thế giới không dung nạp lactose - một loại đường có trong sữa. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt lactase - loại enzyme tiêu hóa lactose.
  • Hạn chế về chế độ ăn uống: Một số người chọn loại trừ sản phẩm động vật khỏi chế độ ăn của họ vì lý do đạo đức hoặc sức khỏe. Ví dụ: người ăn chay loại trừ tất cả các sản phẩm đến từ động vật, kể cả sữa bò.
  • Rủi ro sức khỏe tiềm năng: Một số người chọn tránh sữa bò do lo ngại về các chất gây ô nhiễm tiềm tàng, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và các hormone tăng trưởng trong chế độ nuôi dưỡng của bò.

Tin vui là có nhiều lựa chọn khác nếu bạn muốn hoặc cần tránh sữa bò.

1. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành được làm từ đậu nành hoặc protein đậu nành, và thường chứa chất làm đặc và dầu thực vật để cải thiện hương vị và tính đồng nhất.

Sữa đậu nành thường có hương vị nhẹ, và hương vị có thể khác nhau giữa các thương hiệu. Đây là sản phẩm tốt nhất để thay thế sữa bò trong các món ăn mặn, với cà phê hoặc với ngũ cốc.

Một cốc (240 ml) sữa đậu nành không đường có chứa 80–90 calo, 4–4,5 gam chất béo, 7-9 gram protein và 4 grams carbohydrates.

Về mặt dinh dưỡng, sữa đậu nành là sản phẩm thay thế cho sữa bò vì chứa một lượng protein tương tự, nhưng lại chỉ khoảng một nửa lượng calo, chất béo và carbohydrate.

Đây cũng là một trong số ít các nguồn protein “hoàn chỉnh” có nguồn gốc thực vật, cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu. Đây là những axit amin cơ thể không sản xuất được và phải được lấy từ chế độ ăn uống.

Mặt khác, đậu nành đã trở thành một trong những loại thực phẩm gây tranh cãi nhất trên thế giới, và mọi người thường lo ngại về những tác động của đậu nành với cơ thể. Đậu nành chứa một lượng lớn isoflavone - một hoạt chất có thể ảnh hưởng đến các thụ thể estrogen trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng của hormone.

Trong khi chủ đề này được tranh luận rộng rãi, vẫn không có bằng chứng kết luận nào cho thấy lượng sữa đậu nành vừa phải sẽ gây hại cho người lớn khỏe mạnh.

Cuối cùng, sữa đậu nành được làm từ đậu nành không được khuyến cáo cho những người không dung nạp FODMAP hoặc đang trong giai đoạn loại bỏ chế độ ăn FODMAP. FODMAPs là một loại carbohydrate mạch ngắn tự nhiên có trong một số loại thực phẩm. Chúng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như  đầy hơi.

Tuy nhiên, sữa đậu nành được làm từ protein đậu nành có thể được tiêu thụ như là sản phẩm thay thế sữa bò.

2. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân được làm từ hạnh nhân hoặc bơ hạnh nhân và nước. Sữa hạnh nhân thường loãng và hơi ngọt với vị quả hạch. Bạn có thể thêm vào cà phê và trà, pha trộn trong sinh tố và được sử dụng như là một thay thế cho sữa bò trong món tráng miệng và bánh nướng.

Một cốc (240 ml) sữa hạnh nhân không đường có chứa 30-35 calo, 2,5 gram chất béo, 1 gram protein và 1-2 gram carbohydrates. So với sữa bò, sữa đậu nành chứa ít hơn một phần tư lượng calo và một nửa chất béo; hàm lượng protein và carbohydrate thấp hơn đáng kể.

Đây là một trong những loại sữa ít calo nhất và là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn hoặc cần giảm số lượng calo mà họ tiêu thụ.

Hơn nữa, sữa hạnh nhân là một nguồn vitamin E tự nhiên, chứa một nhóm các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây bệnh do các gốc tự do.

Mặt khác, sữa hạnh nhân là nguồn cung cấp ít chất dinh dưỡng có lợi hơn trong hạnh nhân, bao gồm protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Điều này là do sữa hạnh nhân được tạo thành từ phần lớn là nước.

Trên thực tế, nhiều thương hiệu chỉ chứa 2% hạnh nhân, làm giảm đáng kể chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của hạnh nhân, hãy chọn thương hiệu sữa hạnh nhân có hàm lượng hạnh nhân cao hơn, khoảng 7-15%.

Hạnh nhân cũng chứa axit phytic, một chất liên kết với sắt, kẽm và canxi để giảm sự hấp thu của chúng trong cơ thể. Điều này có thể phần nào làm giảm sự hấp thụ của cơ thể của bạn về các chất dinh dưỡng từ sữa hạnh nhân.

3. Sữa dừa

Sữa dừa được làm từ nước và thịt trắng của dừa nâu.

Sữa dừa ở dạng kem và vị dừa ngọt nhưng tinh tế. Một cốc (240 ml) chứa 45 calo, 4 gram chất béo, không có protein và hầu như không có carbohydrates (20, 21).

Sữa dừa chứa một phần ba lượng calo của sữa bò, một nửa chất béo và ít protein và carbohydrate ít hơn đáng kể.

Trong thực tế, sữa dừa có hàm lượng protein và carbohydrate thấp nhất trong các loại sữa thay thế. Nó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người có nhu cầu protein cao, nhưng nó sẽ phù hợp với những người tìm cách giảm lượng carb của họ.

Hơn nữa, khoảng 90% lượng calo từ sữa dừa đến từ chất béo bão hòa MCT. Một số nghiên cứu cho thấy rằng MCT có thể giúp giảm sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân và cải thiện mức cholesterol trong máu nhiều hơn các chất béo khác.

Mặt khác, một đánh giá gần đây của 21 nghiên cứu cho thấy rằng dầu dừa có thể làm giảm mức cholesterol tổng số và cholesterol xấu (LDL) thấp đến một mức độ lớn hơn so với các loại chất béo không no.

Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu này dựa trên bằng chứng chất lượng kém và có rất ít nghiên cứu về tác động của sữa dừa. Vào cuối ngày, tiêu thụ một lượng vừa phải sữa dừa như là một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh không phải là một nguyên nhân cho mối quan tâm.

Cuối cùng, người được khuyến cáo không dung nạp FODMAP, hoặc những người đang hoàn thành giai đoạn loại bỏ chế độ ăn FODMAP, chỉ nên uống 120ml sữa dừa một lúc.

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tất cả những gì bạn cần biết về các loại sữa

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm