Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những người nên và không nên tiêm vắc-xin Moderna phòng COVID-19

Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (SAGE) đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc-xin mRNA-1273 của Moderna phòng COVID-19 ở người từ 18 tuổi trở lên. Khuyến cáo này được cập nhật cuối tháng 6/2021.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet.

Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (SAGE) đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vắc-xin mRNA-1273 của Moderna phòng COVID-19 ở người từ 18 tuổi trở lên. Khuyến cáo này được cập nhật cuối tháng 6/2021.

Ai nên được tiêm chủng vắc-xin Moderna?

Cũng như mọi vắc-xin phòng COVID-19, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm chủng.

SAGE cũng cho rằng người mắc các bệnh đi kèm (bệnh nền) được nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 bao gồm bệnh phổi mạn tính, bệnh lý về tim, béo phì nặng, đái tháo đường, bệnh gan và nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có thể được tiêm vắc-xin này. Khuyến cáo tiêm chủng cho nhóm những người mắc các bệnh nền này bởi các bệnh nền này được xác định làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng.

Mặc dù cần phải có thêm các nghiên cứu ở người bị suy giảm miễn dịch, nhưng người trong nhóm này - nhóm được khuyến cáo tiêm chủng - có thể được tiêm sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.

Người chung sống với HIV có nguy cơ cao bị mắc COVID-19 nặng. Những người dương tính với HIV được tiêm vắc-xin cần được cung cấp thông tin và tư vấn.

Có thể tiêm chủng vắc-xin cho những người đã từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, những người này có thể hoãn tiêm chủng phòng COVID-19 khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Ai không nên tiêm vaccine Moderna?

Những người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin không nên dùng loại vắc-xin này hay vắc-xin mRNA khác.

Mặc dù khuyến cáo tiêm chủng cho người cao tuổi do nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng và tử vong, nhưng những người cao tuổi rất yếu tiên lượng còn sống thêm dưới 3 tháng nữa cần được đánh giá cụ thể theo từng trường hợp.

Không dùng vắc-xin này ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu thêm.

Vắc-xin này có an toàn không?

Ngày 30/4, WHO phê duyệt vắc-xin Moderna vào danh sách sử dụng khẩn cấp dựa trên đánh giá chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của vắc xin COVID-19, và là điều kiện tiên quyết để cung ứng vắc xin theo cơ chế COVAX Facility.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) cho phép lưu hành sử dụng vắc-xin Moderna ở tất cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

SAGE khuyến cáo tất cả những người được tiêm vắc-xin cần được theo dõi ít nhất 15 phút sau tiêm. Những người gặp phản ứng dị ứng nặng ngay trong liều đầu thì không nên tiêm liều tiếp theo.

Vắc-xin này có hiệu lực như thế nào?

Vắc-xin Moderna cho thấy hiệu lực bảo vệ khoảng 94,1% đối với COVID-19, hiệu lực bảo vệ bắt đầu 14 ngày sau khi tiêm liều đầu.

Dựa trên các bằng chứng ở thời điểm hiện tại, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, bao gồm B.1.1.7 và 501Y.V2, không làm thay đổi hiệu quả của vắc-xin mRNA Moderna. Cần tiếp tục theo dõi, thu thập và phân tích số liệu về các biến thể mới và tác động của chúng đối với hiệu quả chẩn đoán, điều trị và vắc xin COVID-19.

SAGE cho rằng vẫn phải duy trì các biện pháp y tế công cộng hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh tụ tập đông người, đảm bảo thông khí tốt sau khi tiêm vắc-xin Moderna.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine COVID-19 Moderna.

Quảng An - Theo Báo tiền phong
Bình luận
Tin mới
  • 02/02/2025

    Khởi động năm mới với năng lượng tràn đầy: lịch trình tập luyện cho 30 ngày

    Gợi ý lịch trình tập luyện 30 ngày đầu năm mới, phù hợp với những người bận rộn. Bài tập đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, không cần dụng cụ.

  • 01/02/2025

    Lý do nên ăn củ cải ngâm giấm vào mùa đông

    Củ cải là loại rau được yêu thích trong mùa đông và được dùng để chế biến nhiều món ăn. Củ cải ngâm giấm không chỉ giúp ngon miệng mà còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

  • 01/02/2025

    Giấc ngủ ngon cho năm mới thịnh vượng: Tạm biệt những đêm mất ngủ ngày Tết

    Tết Nguyên Đán, khoảnh khắc sum vầy và hy vọng, thường đi kèm với những thay đổi trong nhịp sống. Niềm vui gặp gỡ, du xuân và tiệc tùng có thể khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng.

  • 31/01/2025

    Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng bia không cồn

    Bia không cồn được xem là một lựa chọn thay thế an toàn cho bia có cồn, nhưng thực tế loại đồ uống này có thể gây nguy hiểm cho một số nhóm người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn khi tiêu thụ bia không cồn, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc những người đang trong quá trình hồi phục sau rối loạn sử dụng rượu bia.

  • 31/01/2025

    5 cách phòng bệnh tiêu hóa cho trẻ dịp Tết

    Cha mẹ cho trẻ ăn đúng giờ, tránh một lần quá nhiều, hạn chế chất béo và đồ ngọt để tránh đầy bụng, phòng các bệnh tiêu hóa.

  • 31/01/2025

    Khởi đầu năm mới đầy cảm hứng: Ứng dụng thiền định vào cuộc sống

    Năm mới là thời điểm lý tưởng để ta nhìn lại hành trình đã qua và xác định những mục tiêu mới, những thay đổi tích cực cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về sự nghiệp, tài chính, hay các mối quan hệ, việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cũng là điều vô cùng quan trọng.

  • 30/01/2025

    Cách duy trì bữa ăn cân bằng trong ngày tết

    Kỳ nghỉ lễ là thời điểm để tận hưởng các món ăn ngon và quây quần bên gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, giữa những bữa tiệc thịnh soạn, bánh kẹo ngọt và lịch trình bận rộn, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng trở thành thách thức với phần lớn chúng ta. Dưới đây là năm cách giúp bạn đảm bảo dinh dưỡng trong những ngày Tết mà vẫn thưởng thức được hương vị đặc trưng của mùa lễ.

  • 30/01/2025

    4 thói quen ăn uống ngày Tết hại sức khỏe

    Ăn nhiều thực phẩm béo, chua, cay, uống nhiều rượu bia, nước ngọt là những thói quen ăn uống ngày Tết hại sức khỏe, cần tránh.

Xem thêm