Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine hoạt động hiệu quả thế nào trước biến thể Delta?

Các chuyên gia cho rằng việc tiêm chủng đầy đủ vaccine COVID-19 là rất quan trọng bởi nó được xem là chìa khóa giúp kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Các chuyên gia cho rằng việc tiêm chủng đầy đủ vaccine COVID-19 là rất quan trọng bởi nó được xem là chìa khóa giúp kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Giống như những biến thể trước đó, biến thể Delta đã lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó đáng chú ý nhất là Vương quốc Anh khi chiếm tới 99% trường hợp nhiễm mới. Trong khi đó tại Mỹ, trường hợp mắc biến thể Delta đầu tiên được xác nhận là vào tháng 3 vừa qua và biến thể này hiện chiếm tới 83% tổng số ca nhiễm mới trên cả nước.

Nguyên nhân của sự gia tăng này một phần được cho là do biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hơn nhiều so với chủng gốc và tỷ lệ tiêm chủng thấp tại nhiều nơi.

Vaccine hoạt động hiệu quả thế nào trước biến thể Delta? - 1

Tỷ lệ tiêm vaccine thấp làm gia tăng số ca

Tiến sĩ Miriam Smith, Trưởng Khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Long Island Do Thái Forest Hills cho biết, dân số chưa được tiêm phòng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Nếu biến thể này tiếp tục lây lan nhanh chóng với tốc độ như hiện nay, đặc biệt là ở khu vực tỷ lệ tiêm chủng thấp, thì ngay cả những quốc gia được coi là đã kiểm soát được dịch bệnh như Mỹ hay Anh cũng có thể chứng kiến sự gia tăng trở lại số ca mắc COVID-19.

Phát biểu tại một cuộc họp báo mới đây, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết, 99,5% số người tử vong do COVID-19 kể từ tháng Giêng đều là những người không được tiêm chủng.

Tương tự tại Vương quốc Anh, biến thể Delta nguy cơ dẫn đến nhập viện cao gấp đôi. Tuy nhiên, các loại vaccine được cấp phép hiện nay đều cho thấy hiệu quả trong việc giảm nguy cơ này. Tương tự tại Anh, cả vaccine AstraZeneca và Pfizer/BioNTech đều cho thấy hiệu quả trong ngăn ngừa các ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19.

Hiệu quả của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca

Nghiên cứu công bố hồi tuần trước trên Tạp chí Y học New England cho thấy, hai liều vaccine Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả tới 88% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng do biến thể Delta, thấp hơn một chút so với 93,7% đối với biến thể Alpha. Trong khi đó, hai mũi vaccine AstraZeneca hiệu quả 67% đối với biến thể Delta, tăng so với 60% được báo cáo ban đầu và 74,5% đối với biến thể Alpha. Tuy nhiên nghiên cứu cũng nhắc lại rằng, một mũi vaccine là không đủ để đạt khả năng bảo vệ cao như với Pfizer/BioNTech là khoảng 36% và AstraZeneca là 30%.

Một báo cáo khác công bố trên tạp chí Nature cũng cho thấy, một mũi vaccine hai liều như Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca hầu như không cung cấp bất kỳ sự bảo vệ nào. Tuy nhiên, những người tiêm đủ hai liều nhận được khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta nhiều hơn đáng kể, lên tới 95%. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng biến thể Delta ít nhạy cảm hơn với “huyết thanh từ những cá nhân được miễn dịch tự nhiên”, có nghĩa là những người đã từng mắc bệnh có thể không được bảo vệ để chống lại sự tái nhiễm với biến thể Delta.

Trong khi đó, nghiên cứu ở Israel lại cho thấy, vaccine Pfizer/BioNTech dù không mang lại khả năng bảo vệ cao như ước tính trước đây, song cũng đạt hiệu quả khoảng 64% trong việc ngăn ngừa các ca bệnh do biến thể Delta và 64%  đối với các ca bệnh có triệu chứng sau hai liều.

Vaccine COVID-19 của Moderna

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về vaccine Moderna cho thấy vaccine này có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta và các biến thể khác được thử nghiệm, mặc dù hiệu quả giảm nhiều hơn so với biến thể Alpha.

Nhưng phát hiện thú vị nhất là vaccine này hiệu quả hơn nhiều trong việc tạo ra kháng thể chống lại Delta so với chống lại Beta.

Nghiên cứu tương tự của Canada cho thấy vaccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả 87% đối với biến thể Delta, trong khi Moderna là 72% sau một liều.

Không có đủ dữ liệu để tính toán khả năng bảo vệ sau hai liều đối với vaccine Moderna. Tuy nhiên, các phát hiện chỉ ra rằng ngay cả một liều vaccine Moderna hoặc Pfizer/BioNTech duy nhất cũng cung cấp khả năng bảo vệ “tốt đến xuất sắc” chống lại các ca bệnh có triệu chứng cũng như bệnh nặng.

Vaccine COVID-19 của Johnson&Johnson

Hiện có rất ít dữ liệu cho thấy mức độ hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 một liều của Johnson & Johnson (J&J) trong việc bảo vệ chống lại biến thể Delta. Tuy nhiên, một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy vaccine này có hiệu quả 85% đối với bệnh nặng và chứng minh khả năng bảo vệ “bền bỉ, mạnh mẽ” chống lại việc nhập viện và tử vong.

Liều vaccine thứ 3 cần thiết?

Hiện cả Pfizer/BioNTech, Moderna và J&J đều đang trong quá trình hoặc cân nhắc phát triển liều vaccine COVID-19 thứ 3, hoạt động như một mũi tăng cường chống lại biến thể Delta.

Pfizer/BioNTech đang tìm kiếm sự chấp thuận của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để tăng cường khả năng giải quyết tình trạng kháng thể suy yếu sau 6 tháng sau khi được tiêm chủng đầy đủ, trong bối cảnh những lo ngại ngày càng tăng về sự xuất hiện của những biến thể mới có khả năng lây nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, Pfizer/BioNTech cũng khẳng định, những loại vaccine hiện có đều cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, bao gồm cả những biến thể đang được quan tâm.

Vaccine - chìa khóa kiểm soát dịch bệnh

Tiến sĩ Theodore Strange tại Bệnh viện Đại học Staten Island ở New York nhấn mạnh, chương trình tiêm chủng với bất kỳ loại vaccine nào hiện có vẫn là cách duy nhất để phá vỡ chu kỳ lây lan bằng cách không cho phép virus lây nhiễm sang các vật chủ chưa được tiêm phòng, sau đó đột biến thành các biến thể như Delta.

Những loại vaccine này an toàn và có mức độ hiệu quả cao để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Mặc dù một số tác dụng phụ đã được báo cáo, nhưng những vấn đề này rất hiếm và có thể điều trị được.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Vaccine Sputnik V COVID-19 của Nga hoạt động như thế nào?

Theo VTC
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm