Với sự ra đời của nhiều loại vaccine ngừa COVID-19, từng hy vọng rằng một phác đồ tiêm chủng 2 liều vaccine sẽ giúp các quốc gia đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy vậy, khi phải đối mặt với vô số vấn đề, từ sự lan rộng của biến thể Delta khả năng lây nhiễm cao đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung và tâm lý hoài nghi hiệu quả của một số loại vaccine, các nhà chức trách tại Đông Nam Á đang điều chỉnh lại chiến lược tiêm chủng của mình.
Vaccine Sinovac tại một bệnh viện ở thủ đô Jakarta.
(Ảnh: Reuters)
Ngày càng có nhiều nước xem xét tiêm liều vaccine thứ 3 cho những đối tượng nguy cơ cao để gia tăng khả năng bảo vệ. Trong khi một số nước khác ý định “trộn và kết hợp” các loại vaccine.
Các nước dùng “pha trộn và kết hợp”
Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chính thức cho phép tiêm hai liều vaccine khác loại vào tuần trước. Ủy ban Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Thái Lan khuyến nghị sử dụng vaccine AstraZeneca làm liều tiêm thứ hai cho những người đã tiêm liều đầu là vaccine Sinovac.
Ông Yong Poovorawan, chuyên gia virus học thuộc Đại học Chulalongkorn đánh giá: “Việc pha trộn và kết hợp vaccine sẽ "giúp tăng khả năng miễn dịch trong thời gian ngắn". Ông lý giải, nếu như khoảng cách giữa liều thứ nhất và liều thứ hai của vaccine AstraZeneca là từ 10 đến 12 tuần thì việc kết hợp giữa vaccine Sinovac và AstraZeneca sẽ giúp rút ngắn thời gian chờ đợi. “Đây là cách tốt nhất để quản lý những loại vaccine mà chúng ta sẵn có hiệu quả”.
Philippines cũng đang xem xét áp dụng biện pháp này. Tuần trước các quan chức Philippines nhóm họp để bàn bạc. Lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung, tháng 5 vừa qua, Philippines công bố một nghiên cứu được thực hiện 18 tháng về việc kết hợp vaccine Sinovac của Trung Quốc – loại vaccine mà nước này cho là có nguồn cung ổn định nhất với các loại khác như AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sputnik V.
Ông Fortunato de la Pena, quan chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Philippines cho biết: “Lý tưởng nhất là sử dụng 2 liều vaccine cùng một loại. Tuy nhiên, chúng ta không thể không xét đến sự thiếu hụt nguồn cung vaccine trên toàn cầu. Cần phải xác định chắc chắn khả năng thay thế lẫn nhau của các loại vaccine COVID-19. vì việc sử dụng liều vaccine thứ hai với chế độ hai liều là rất quan trọng để tạo ra mức độ bảo vệ cần thiết chống lại virus”.
Liệu có khả thi?
Kế hoạch của Thái Lan nhanh chóng gặp khó khăn sau khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha kêu gọi các nhà chức trách nghiên cứu kỹ lưỡng về sự an toàn của việc kết hợp các loại vaccine khác nhau. Nhiều bệnh viện lớn ở một số thành phố đã tạm ngừng tiêm chủng vì họ không biết phải tuân theo quy trình nào, trong khi một số bệnh viện khác vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nói trên sau khi nhận được vaccine AstraZeneca.
Tuần trước, tiến sĩ Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, khuyến cáo không tiêm kết hợp các loại vaccine COVID-19 từ những nhà sản xuất khác nhau. Bà gọi đây là "xu hướng nguy hiểm" và cảnh báo về một “tình huống hỗn loạn” nếu người dân bắt đầu tự ý lựa chọn vaccine để tiêm phòng.
Tại Malaysia – quốc gia đang gồng mình chống chọi với sự gia tăng số ca mắc, cơ quan phụ trách tiêm chủng của nước này cho biết, họ sẽ không pha trộn các loại vaccine với nhau do có nhiều dữ liệu “không thuyết phục”.
Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến trong giới khoa học cho rằng, việc kết hợp các loại vaccine có thể mang lại một số lợi ích nhất định. Ines Atsmosukarto, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu vaccine Lipotek của Australia cho biết: “Các loại vaccine khác nhau kích thích hệ thống miễn dịch theo những cách khác nhau. Bằng cách kết hợp chúng, chúng ta hướng tới việc mở rộng các phản ứng”. Bà lưu ý, chiến lược này từng được sử dụng để chống lại một số căn bệnh khác như Ebola.
Kết quả sơ bộ từ một nghiên cứu của Tây Ban Nha về việc pha trộn và kết hợp các loại vaccine và tháng 5/2021 cho thấy, việc tiêm vaccine Pfizer cho những người đã tiêm vaccine AstraZeneca là an toàn và hiệu quả. Một nghiên cứu của Anh cũng đưa ra những phát hiện tương tự.
Biện pháp tiêm liều vaccine thứ 3
Bên cạnh việc kết hợp các loại vaccine, Ủy ban Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm của Thái Lan cho phép tiêm mũi thứ 3 cho các nhân viên y tế tuyến đầu, sử dụng vaccine AstraZeneca.
Còn giới chức Indonesia, ngày 9/7 quyết định tiêm vaccine Moderna do Mỹ tài trợ làm mũi tiêm nhắc lại thứ ba cho 1,47 triệu nhân viên y tế. Hôm 16/7 vừa qua, Indonesia tiêm mũi vaccine thứ 3 cho 50 chuyên gia y tế đầu tiên.
Tăng cường bảo vệ các nhân viên y tế là điều vô cùng quan trọng khi nước này đang nỗ lực chống lại sự gia tăng số ca mắc theo cấp số nhân. Giữa tháng 6, số ca mắc mới theo ngày tại Indonesia vào khoảng 10.000 ca, hiện giờ đã tăng lên 50.000 ca. “Tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở hầu hết các tình thành khiến nhân viên y tế dễ bị mắc COVID-19 hơn vì họ luôn phải làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao. Một trong những biện pháp phòng ngừa có thể thực hiện ngay lập tức là tiêm mũi vaccine tăng cường cho họ”, một quan chức Indonesia cho biết.
Tuy vậy, việc tiêm mũi tăng cường thứ 3 gây ra nhiều tranh cãi về tính công bằng trong tiếp cận vaccine, khi mà nhiều người dân ở châu Á và trên thế giới vẫn đang chờ đợi để được tiêm mũi đầu tiên.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Adhanom Ghebreyesus thời gian gần đây cho biết, việc tiêm chủng thường xuyên “giúp tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài chống lại căn bệnh COVID-19 nguy hiểm và dễ lây lan”, song “ưu tiên hiện giờ là phải tiêm cho những người chưa được tiêm vaccine và chưa có sự bảo vệ”. Theo số liệu do Our World in Data cập nhật, chỉ có 5,9% dân số Indonesia được tiêm đầy đủ 2 liều vaccine, tính đến ngày 17/7.
Nhiều chuyên gia tại Indonesia đã ủng hộ quyết định của chính phủ nước này. Daeng Faqih, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Indonesia cho biết, kháng thể chống lại virus có xu hướng giảm trong khoảng 6 tháng sau khi tiêm phòng nên cần phải tiêm nhắc lại. “Các nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm cao gấp 3 lần do đặc thù công việc của họ. Vì thế việc tiêm mũi vaccine tăng cường là rất quan trọng, để giúp họ không bị mắc bệnh hoặc nếu có thì không xuất hiện các triệu chứng nặng”.
Trong khi đó, Singapore cho biết, nều cần tiêm mũi tăng cường, quốc gia này sẽ bắt đầu chiến dịch vào khoảng dịp Tết Nguyên đán, tháng 2/2022.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.