Khi tiêm vaccine, tùy theo cơ địa của từng người, các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, đau sưng tại chỗ tiêm... Các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1 - 2 ngày.
Để giảm tình trạng khó chịu này, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.
Bổ sung nước cho cơ thể
Sau tiêm vaccine Covid-19 thường có dấu hiệu sốt, đau ở vết tiêm, đau mỏi cơ thể. Vì thế, cần thiết bổ sung nước cho cơ thể, nhất là vào những ngày nắng nóng. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép... cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Người trưởng thành cần bổ sung khoảng 2,5 lít một ngày, trong đó nước uống bổ sung khoảng 1,2 - 1,4 lít một ngày (tương đương 6 - 7 cốc nước), còn lại là nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống.
Uống nước từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Bổ sung nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm, thậm chí còn tăng. Uống nhiều một lúc làm lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất quá nhiều chất điện giải. Do đó, uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, sẽ giảm cơn khát tốt hơn.
Ăn đa dạng thực phẩm, phối hợp 15 - 20 thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Ảnh: Great Courses Daily.
Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng
Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau, cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua..., chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trường hợp sốt cao, đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau.
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật.
Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp 15 - 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu, đỗ...). Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.
Chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55 - 65% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20 - 25% và 15 - 20% là từ chất đạm.
Thực phẩm phải tươi sống, không ăn thịt gia cầm, gia súc chết do nhiễm bệnh. Ăn chín, uống sôi, không ăn khi thực phẩm chưa chín như món tái, gỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống...
Vệ sinh dao thớt và rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thực phẩm.
Cách xử trí một số phản ứng thông thường
Phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tùy cơ địa từng người, từng loại vaccine, sẽ có phản ứng khác nhau. Vì vậy, sau tiêm vaccine, cần ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, sau đó tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.
Sốt: Đây là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau tiêm 1-2 ngày. Nếu sốt đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt chống viêm. Trường hợp, sốt không giảm (trên 39 độ C), liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.
Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Tình trạng này có thể tồn tại vài ngày, hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau.
Dị ứng: Sau khi tiêm, bạn có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân... Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu cơ thể cảm thấy khó chịu thì phải tham vấn ý kiến bác sĩ, dùng thuốc chống dị ứng, thậm chí nhập viện.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nên ăn uống thế nào sau khi tiêm vaccine COVID-19?
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì