#1. Bệnh cúm mùa là bệnh gì?
Bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A, cúm B) là một bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp do virus cúm A hoặc cúm B gây ra và lây lan trực tiếp từ người sang người. Bệnh cúm mùa ảnh hưởng đến hệ hô hấp, chủ yếu là mũi và cổ họng với các triệu chứng thường gặp là sốt, ho, nhức đầu, đau cơ và mệt mỏi. Cúm mùa có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, đôi khi dẫn đến tử vong.
#2. Cúm mùa thường mắc vào thời gian nào?
Cúm mùa xảy ra hàng năm và thường bùng phát trong mùa đông vì các lý do chính sau đây:
Tham khảo thêm: Tác động của Vitamin D với sức khỏe
#3. Ai có nguy cơ cao mắc cúm mùa?
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm cúm mùa (ngay cả những người khỏe mạnh) và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến bệnh cúm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm, bao gồm:
#4. Các biểu hiện thường gặp của cúm mùa như thế nào?
#5. Các dấu hiệu nào cảnh báo bệnh cúm mùa diễn biến nặng?
Ở TRẺ EM: cần lưu ý nếu trẻ mắc CÚM và có 1 trong các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển biến nặng dưới đây:
Ở NGƯỜI LỚN, nhất là người cao tuổi hoặc người có bệnh nền cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng hơn dưới dây:
#6. Biến chứng của cúm mùa
Hầu hết những người mắc cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến 2 tuần, nhưng một số người có thể bị biến chứng do cúm, thậm chí đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.
Cúm cũng có thể làm cho bệnh mãn tính trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, người mắc bệnh hen suyễn có thể trải qua các cơn hen nặng khi bị cúm; người mắc bệnh tim mạch mãn tính có thể gặp phải tình trạng bệnh tim, mạch, tăng huyết áp tồi tệ hơn do cúm gây ra.
#7. Cần làm gì khi bạn bị mắc cúm mùa?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nếu bạn chẳng may mắc cúm, hãy thực hiện những biện pháp sau để khỏi bệnh nhanh và tránh lây bệnh cho người khác:
Và hãy nhớ, nếu bạn cảm thấy không đỡ, hoặc bạn nằm trong nhóm có nguy cơ tiến triển bệnh nặng từ cúm, hãy liên hệ với bác sỹ để đi khám bệnh ngay.
Tham khảo thêm: Làm thế nào để hồi phục nhanh sau khi bị cúm?
#8. Có nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vaccine phòng Cúm mùa hàng năm là biện pháp chủ động, hiệu quả để phòng bệnh cúm mùa. Tất cả mọi người đều nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm theo khuyến cáo của nhân viên y tế, khoảng tháng 9 -10 hàng năm.
Những người thuộc các nhóm dưới đây cần chủ đông tiêm vaccine phòng Cúm mùa hàng năm:
Các biện pháp phòng bệnh cá nhân giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa:1. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
5. Tiêm phòng vaccine cúm mùa hàng năm theo khuyến cáo của nhân viên y tế.
6. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?
Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.