Thực phẩm chúng ta cho trẻ ăn hàng ngày ngoài cung cấp năng lượng để cho trẻ hoạt động thì còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ tăng trưởng và các chức năng khác của các bộ phận trong cơ thể.
Khi thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ giảm sản xuất kháng thể, bổ thể, giảm miễn dịch trung gian tế bào; giảm tiết các chất nhầy có tính bảo vệ ở da, niêm mạc, màng nhầy, nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hơn; giảm tiết lysozymes, dịch dạ dày nên tiêu hóa sẽ kém; dễ làm rối loạn hệ khuẩn đường ruột, ảnh hưởng quá trình hấp thu, làm trẻ có thể biếng ăn, ăn không tiêu hoặc chậm tăng trưởng.
Các thực phẩm có vai trò trong hệ thống miễn dịch
Nhóm thực phẩm giàu đạm như thịt cá tôm cua trứng sữa, các loại đậu đỗ giúp cung cấp các acid amin, sắt, kẽm - là thành phần chính của kháng thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy trẻ em < 1 tuổi - là độ tuổi có tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao (khoảng 30% - theo nghiên cứu năm 2008 của TTDD) sẽ làm suy giảm sức đề kháng nên dễ nhiễm bệnh.
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích... thuộc nhóm chất đạm còn cung cấp glutamine và acid béo omega-3 dồi dào, giúp cải thiện sức đề kháng, vì vậy nên cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này ít nhất 2 lần mỗi tuần.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C (như bưởi, ổi, dâu tây, chanh, cam... và rau xanh như rau ngót, rau cải, mồng tơi...) là các chất chống oxy hóa mạnh, tăng sức bền thành mạch, tăng khả năng chống nhiễm khuẩn.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, gạo mầm… có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng để sinh năng lượng.
Vitamin A có nhiều trong gan, thịt, trứng... giúp biệt hóa tế bào biểu mô - là hàng rào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng.
Vitamin D có nhiều trong cá tuyết, cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm... có vai trò tăng sản xuất hormon điều hòa miễn dịch và hormon biệt hóa tế bào Lympho, giúp hỗ trợ sức đề kháng cho trẻ.
Các men vi sinh Probiotics (có trong sữa chua, phô mai mềm lên men) làm nhiệm vụ thiết lập lại cân bằng tự nhiên trong hệ tiêu hóa, chúng cạnh tranh chất dinh dưỡng với các vi khuẩn gây bệnh để duy trì và phát triển, chúng bám vào thành ruột, tăng cường chức năng chống đỡ của niêm mạc ruột, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại tấn công và phát triển; dẫn đến tăng cường hệ thống miễn dịch.
Những điểm cần chú ý trong lựa chọn và chế biến thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch
Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.
Khi chế biến phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nhất là rau xanh và trái cây phải rửa dưới vòi nước nhiều lần trước khi sử dụng.
Nên nấu ăn từng bữa, tránh nấu luôn một nồi rồi hâm đi hâm lại nhiều lần vì sẽ mất chất dinh dưỡng, với trẻ nhỏ nếu không có thời gian có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, băm sẵn thịt, cá hay rau xanh, đến từng bữa hãy cho thịt, rau vào nấu chín để tránh mất chất.
Để bổ sung đủ các dưỡng chất cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi món để trẻ được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Để tăng cường miễn dịch cho trẻ, ngoài dinh dưỡng, cha mẹ cần chú ý thêm:
Hạn chế tự ý cho trẻ dùng kháng sinh
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bức xạ từ mặt trời lúc nắng gắt
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với độc chất từ các chất tẩy rửa
Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất bảo quản, thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố
Giúp trẻ vận động tốt, ngủ đủ giấc
Chủng ngừa cho trẻ đầy đủ
Giữ môi trường xung quanh, vệ sinh cơ thể sạch sẽ sẽ hạn chế được vi khuẩn sinh bệnh
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Để trẻ tăng chiều cao tối ưu.
Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.