Trẻ nên ngủ như thế nào trong mùa thi cử?
Trong giai đoạn ôn thi căng thẳng, trẻ em, nhất là trẻ vị thành niên (từ 13-18 tuổi) – thường tự biến mình thành cú đêm đến 1h sáng, thậm chí là muộn hơn để cố gắng ôn tập thêm được nhiều kiến thức. Sau đó lại thức dậy sớm để học, đến trường, học thêm cả ngày dài. Điều này khiến cho trẻ dễ bị thiếu ngủ và trở nên mệt mỏi, suy nhược cơ thể, nhất là trong giai đoạn vào hè nóng bức và nắng gay gắt. Có thể cha mẹ chưa biết, ở lứa tuổi này con cần ngủ nhiều hơn.
Đọc bài viết sau để hiểu về giấc ngủ của trẻ và giúp đỡ trẻ trong việc cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt trong giai đoạn ôn thi chạy nước rút cho các kỳ thi cuối kỳ, thi chuyển cấp như hiện nay.
Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ
Giấc ngủ có lợi cho não bộ, thúc đẩy sự chú ý, trí nhớ và tư duy phân tích. Giấc ngủ chất lượng giúp trẻ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Giấc ngủ cũng tạo điều kiện tốt để mở rộng tư duy, thúc đẩy sự sáng tạo, tư duy trừu tượng cho trẻ. Ngủ không đủ giấc dễ kiến trẻ bị buồn ngủ quá mức, thiếu sự chú ý khi học tập và ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ, gây khó chịu và dễ cáu giận hơn, trẻ có xu hướng phản ứng lại mọi chuyện tiêu cực hơn. Thiếu ngủ kéo dài càng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ, nặng hơn là căng thẳng, trầm cảm, có hành vi tự tử,... Cải thiện giấc ngủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các tình trạng tâm thần này, đặc biệt là khi trẻ đang chịu áp lực lớn từ các kỳ thi quan trọng.
Giấc ngủ chất lượng còn giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng GH, phục hồi cơ bắp,...
Đọc thêm tại bài viết: Những lợi ích của việc ngủ đủ giấc
Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?
Ở lứa tuổi vị thành niên, trẻ nên ngủ khoảng 8 - 10 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả 30 đến 45 phút nghỉ trưa. Do ở lứa tuổi này, trẻ đang ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, trẻ trải qua sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần. Giấc ngủ khi này giúp hỗ trợ bảo vệ cho bộ não đang phát triển đột biến của trẻ, do đó trẻ cần ngủ nhiều hơn khi bước vào giai đoạn quan trọng này.
Cách giúp trẻ ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon
Để giúp trẻ ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt, cha mẹ có thể giúp trẻ thực hiện một số cách sau:
- Sắp xếp thời gian học tập hợp lý: Cha mẹ có thể giúp con đặt thời gian biểu thích hợp cho việc học và nghỉ ngơi, khuyến khích con hoàn thành việc học tập sớm để đi ngủ đúng giờ, lý tưởng nhất là ngủ từ 22h đến 6h sáng và có thêm một giấc ngủ ngắn khoảng 30 – 45 phút vào buổi trưa trước khi bắt đầu lớp học buổi chiều.
- Hạn chế dùng điện thoại di động hoặc máy tính, ti vi trước khi đi ngủ: việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể khiến trẻ khó vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc.
- Từ bỏ những món ăn đêm không lành mạnh: trẻ thức khuya học bài thường đói bụng, do đó cha mẹ thường cho trẻ ăn thêm một bữa phụ vào khuya để trẻ có thêm năng lượng học tập, một cốc sữa ấm hay 1 hộp sữa chua, 1 đĩa trái cây ít ngọt có thể tiếp thêm năng lượng cho trẻ, tuy nhiên các loại bánh kẹo, trái cây ngọt, mỳ tôm,... lại không tốt cho trẻ do có thể gây đầy bụng, dư thừa năng lượng khiến trẻ khó ngủ hơn, dạ dày cũng phải hoạt động quá mức để tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp vào và do đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các nhóm chất quan trọng như carbohydrate, protein, lipid, vitamin, chất khoáng. Giai đoạn này trẻ cũng nên tránh ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo bão hòa (mỡ da động vật, nội tạng,...), nước tăng lực, nước ngọt nhiều đường bổ sung. Tăng cường ăn các món lành mạnh, giàu năng lượng như sữa tươi, trứng gà, cá béo, rau xanh và trái cây,... Cha mẹ cũng đừng quên nhắc trẻ uống đủ nước mỗi ngày nữa nhé.
Đọc thêm tại bài viết: 12 cách giúp bạn có một giấc ngủ ngon
Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids's Day - Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.