Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên làm gì khi trằn trọc, mất ngủ về đêm?

Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người mất ngủ, trằn trọc trên giường mà không thể vào giấc. Các nhà khoa học gợi ý một vài biện pháp giúp bạn nhanh chóng lấy lại giấc ngủ.

Cần làm gì để không phải trằn trọc trên giường suốt cả một đêm dài?

Nguyên nhân nào khiến bạn trằn trọc, khó vào giấc?

Việc thỉnh thoảng khó ngủ, trằn trọc về đêm là điều khá bình thường. Theo Roxanne Prichard - chuyên gia thần kinh học tại Đại học St. Thomas (Minnesota, Mỹ), cơ chế sinh học của con người không cho phép bạn chỉ cần lên giường là có thể ngủ liên tục 7-8 tiếng đồng hồ.  

Cùng quan điểm trên, chuyên gia về y học và giấc ngủ Kim Hutchison - Đại học Khoa học và Y khoa Oregon (Mỹ) cho hay, không nhiều người có thể ngay lập tức chuyển đổi từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ.

Giấc ngủ là một sự thay đổi lớn với não bộ, chỉ xảy ra khi tất cả các điều kiện đều thỏa mãn. Những yếu tố như môi trường, ánh sáng, nhiệt độ có thể ảnh hưởng tới quá trình vào giấc. Ví dụ, đêm Hè nắng nóng, ánh đèn đường chiếu vào phòng, hay cảm xúc bất an cũng có thể khiến bạn trằn trọc, khó ngủ.

Chuyên gia Prichard nhận định: "Bạn phải cảm thấy an toàn cả về mặt thể chất và tâm lý thì mới có thể ngủ ngon". Nếu bạn còn điều gì lo lắng, hoặc khi nằm ngủ cạnh một người bạn không tin tưởng, bạn nhắm mắt bao lâu cũng khó có thể ngủ được. Lo âu và stress là thủ phạm chính khiến nhiều người không thể vào giấc và ngủ ngon về đêm.

Những điều nên làm khi trằn trọc, khó ngủ

Sau 20 phút trằn trọc, bạn nên rời giường để đọc sách, uống trà để làm dịu tâm trí

Sau 20 phút trằn trọc, bạn nên rời giường để đọc sách, uống trà để làm dịu tâm trí.

Mặc dù khó đi vào giấc ngủ không phải là điều bất thường, nhưng một đêm không ngon giấc có thể khiến bạn khó chịu, mệt mỏi. May mắn thay, các nhà khoa học đang ngày càng hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra trong não bộ, để đưa ra lời khuyên giúp bạn cải thiện giấc ngủ.

Chuyên gia Hutchison và Prichard đồng tình cho rằng, bạn nên hạn chế thời gian nằm thao thức trên giường và lo âu vì không ngủ được. Lời khuyên này áp dụng cho cả khi bạn gặp khó khăn khi vào giấc, hay bất chợt tỉnh giấc lúc nửa đêm. Nếu sau khoảng 20 phút nằm nhắm mắt mà chưa ngủ được, các chuyên gia khuyên bạn nên rời giường, ngồi ở một nơi yên tĩnh, có ánh sáng yếu và thả lỏng cơ thể.

Trong thời gian chờ đợi cơn buồn ngủ kéo tới, bạn có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ, uống trà hoa cúc La Mã hoặc thực hiện các bài tập thở. Đây là những hoạt động giúp làm dịu cả cơ thể lẫn tâm trí. Ngược lại, không nên ăn vặt, tập thể dục hay sử dụng điện thoại, máy tính, tivi vào lúc này.

Các chuyên gia cũng khuyên bạn, khi không ngủ được, nên tránh suy nghĩ về những nỗi lo, thử thách, khó khăn. Một vài giả thuyết nghiên cứu cho rằng, sau nửa đêm, khả năng giải quyết vấn đề của não bộ kém hơn hẳn bình thường. Những suy nghĩ tiêu cực không chỉ khiến bạn thao thức mà còn càng thêm lo âu.

Chuyên gia Prichard khuyên bạn nên học các biện pháp thư giãn và thả lỏng tâm trí, trước khi tìm đến thuốc ngủ hay thực phẩm bổ sung melatonin. Nếu các giải pháp thông thường không giúp bạn làm dịu não bộ, hãy thăm khám bác sĩ, thử tìm liệu pháp nhận thức - hành vi để điều trị chứng mất ngủ.

Mất ngủ là vấn đề đáng lo, cần can thiệp kịp thời khi: Khó vào giấc, khó duy trì giấc ngủ trên 3 đêm/tuần, hoặc khi tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm sao để hồi phục sau một đêm mất ngủ?

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm