Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng và chẩn đoán bại não

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bạn cần biết về bại não.

Dấu hiệu sớm của bại não

Đối với trẻ sơ sinh, thiếu một hoặc nhiều cột mốc phát triển có thể là dấu hiệu sớm của bại não. Mỗi một cột mốc phát triển là trẻ sẽ thực hiện thêm được những kỹ năng nhất định như lẫy, ngồi, bò, nói chuyện. Tuy nhiên, khi quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại hoặc bị ảnh hưởng thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng của trẻ.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi:

  • Co cứng cơ thể
  • Cơ thể trẻ mềm nhũn
  • Trẻ bị mất cân bằng
  • Đầu rũ xuống khi có người bế
  • Chân bắt chéo.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên:

  • Trẻ không lật được người
  • Khó cử động tay, không thể đưa tay lên miệng
  • 1 tay nắm chặt, tay còn lại vươn ra .

Bại não - Dấu hiệu cảnh báo sớm ở trẻ ba mẹ phải biết - Bluecare Blog

Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên:

  • Bò kém, thường lết thay vì bò
  • Di chuyển bằng mông chứ không bò bằng chân và tay.

Triệu chứng

Khi lớn thì các triệu chứng của bại não sẽ rõ ràng hơn:

  • Trương lực cơ tăng hoặc giảm
  • Phản xạ quá mức hoặc bất thường (phản ứng không đúng với kích thích)
  • Động kinh
  • Ít hoặc không có sự phối hợp cơ bắp
  • Vận động mất kiểm soát
  • Vận động kém
  • Không có khả năng kiểm soát ruột
  • Run rẩy
  • Chuyển động chậm, khó
  • Chủ yếu chỉ sử dụng một bên cơ thể
  • Đi lại bất thường, đi bằng ngón chân, nghiêng người khi đi, đầu gối bắt chéo, hoặc sải chân rộng
  • Chảy nước dãi nhiều, khó nuốt
  • Khó khăn khi nói, phát âm
  • Các vấn đề liên quan đến vận động tinh như khó nắm bắt các vật.

Các thuật ngữ bại não phổ biến

Một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả các triệu chứng của bại não:

  • Ataxia (mất điều hòa vận động): không có sự phối hợp cơ bắp
  • Athetosis (múa vờn): vận động không nhịp nhàng, chậm, quằn quại, vặn vẹo
  • Choreoathetosis (múa giật): vận động không nhịp nhàng, đột ngột, giật cục
  • Dystonia (loạn trương lực cơ): các cơn co thắt bất thường, lặp đi lặp lại
  • Hypotonia (giảm trương lực cơ): sức cơ giảm, lỏng lẻo
  • Hypertonia (tăng trương lực cơ): co cứng, cứng khớp
  • Spasticity (co cứng): cơ bắp cứng
  • Tremor (run): chuyển động nhỏ, không chủ ý, ảnh hưởng đến bàn tay hoặc một số bộ phận khác
  • Plegia (tê liệt): bị liệt 1 chi, 2 chi, liệt nửa người (một bên của cơ thể), liệt tứ chi (toàn bộ cơ thể).
Đọc thêm tại bài viết: Bại não: nguyên nhân và triệu chứng 

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng lâm sàng, quan sát trên lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm để tìm tổn thương não trước khi đưa ra chẩn đoán, kiểm tra hình ảnh não để tìm kiếm tổn thương hoặc bất thường ở não.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra hình ảnh của não, tiết lộ vị trí và cách thức não bị tổn thương.
  • Siêu âm sọ não sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của não.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) sử dụng tia X để hiển thị hình ảnh cắt ngang của não. Do liều bức xạ từ việc chụp CT, mà đôi khi chụp MRI hoặc CUS có thể được ưu tiên hơn.

Ngoài ra, trẻ có thể được đo điện não đồ (EEG), gắn các điện cực vào da đầu của trẻ để ghi lại hoạt động trong não. Điện não đồ cũng giúp bác sĩ biết liệu có cơn động kinh não xảy ra hay không.

Các loại bại não

Các trường hợp bị bại não có thể bị từ nhẹ, trung bình hoặc nặng và rối loạn có thể chỉ ảnh hưởng đến một số bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Bại não được chia làm 3 loại: co cứng, rối loạn vận động và thất điều. Trẻ cũng có thể mắc loại hỗn hợp, có các đặc điểm của hai loại bại não trở lên.

Bại não co cứng là loại phổ biến nhất, gặp ở 70 đến 80% số người bị bại não. Trẻ bị bại não co cứng có trương lực cơ tăng lên, khiến cơ bị cứng, làm cho chuyển động trông lúng túng hoặc gượng ép.

Bại não là gì? Nguyên nhân chính của bệnh bại não và cách phân loại | Vinmec

Bại não thể co cứng gồm ba loại dựa trên các cơ có liên quan.

  • Liệt cứng 2 chi dưới hoặc liệt 2 chi dưới: bị cứng cơ ở chân
  • Liệt cứng nửa người hoặc liệt nửa người có nghĩa là chỉ một bên cơ thể của bị cứng cơ.
  • Liệt cứng tứ chi hoặc liệt tứ chi có nghĩa là toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng, mặt, thân, cả tay và chân. Trẻ có nhiều khả năng gặp thêm các vấn đề khác, chẳng hạn như co giật hoặc khuyết tật về trí tuệ, thị giác, thính giác hoặc ngôn ngữ.

Rối loạn vận động, bại não thể múa vờn hoặc liệt não, xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp bại não. Với loại này, trương lực cơ của trẻ có thể quá căng hoặc quá lỏng và nó có thể thường xuyên thay đổi trong một ngày. Trẻ bị bại não rối loạn vận động không có khả năng kiểm soát hoàn toàn bàn tay, cánh tay, bàn chân và chân của mình. Trẻ có thể có những chuyển động nhanh, giật cục hoặc những chuyển động chậm, quằn quại. Nếu khuôn mặt của trẻ bị ảnh hưởng, việc nuốt, mút và nói chuyện có thể khó khăn.

Bệnh bại não thể thất điều cũng chiếm 10% các trường hợp bị bại não. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến sự cân bằng và phối hợp của trẻ. Trẻ bị bại não thất điều khó có thể đi lại vững vàng hoặc làm những công việc đòi hỏi phải điều khiển cơ như may vá, viết lách hoặc rửa bát.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids's Day - Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây.

BS. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm