Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não tại nhà

Trẻ bú mẹ sẽ giảm được nguy cơ bại não. Bại não là những rối loạn của hệ thần kinh trung ương xuất hiện trước, trong hoặc sau khi sinh, khiến đứa trẻ có những biểu hiện bất thường về vận động, giác quan, tâm thần và hành vi.

Tuy não đã tổn thương không trở lại bình thường được nhưng các biện pháp phục hồi chức năng sẽ giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.
Trẻ bại não thường có các dấu hiệu sau:
- Khi đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái.
- Sau khi sinh thường mềm nhẽo, không vận động
- Phát triển chậm hơn trẻ khác (chậm biết giữ đầu cổ, biết ngồi và đi).
- Không biết cầm nắm bằng hai tay hoặc chỉ cầm bằng một tay.
- Mút, bú khó khăn, hay sặc sữa.
- Khó bế ẵm, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ vì người trẻ cứng đờ.
- Đầu rũ xuống, không ngẩng lên được.
- Nghe khó, nhìn khó.
- Khó khăn trong giao tiếp.
- Có thể bị động kinh (cơn co giật, bất tỉnh, sùi bọt mép).
- Thay đổi tính cách bất thường (đột nhiên khóc, rồi lại cười, hay sợ hãi, co giật, tức giận).
- Khả năng thăng bằng kém.
Nếu chứng bại não được phát hiện sớm và phục hồi toàn diện, liên tục và lâu dài, trẻ sẽ có cơ hội tự lập, hòa nhập cuộc sống đời thường.
Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:
1. Cách bế ẵm trẻ
- Nếu trẻ thường nằm với tư thế 2 tay co, 2 chân duỗi thì bế sao cho 2 tay duỗi thẳng, 2 gối và háng gập .
- Nếu trẻ có khả năng kiểm soát tốt hơn thì có thể bế ở tư thế ít cần trợ giúp .
2. Nằm và ngủ
- Nếu trẻ nằm hai chân duỗi chéo nhau thì có thể dùng khố đóng để tách ra hoặc cố định 2 chân.
- Nếu trẻ thường ưỡn người ra sau, nên đặt nằm nghiêng, nằm võng hoặc trên thùng phi.
- Nếu trẻ không ngẩng đầu hoặc nhấc tay ra được: Đặt trẻ ở tư thế chống 2 tay.
3. Lẫy và xoay người
- Nếu trẻ bị co cứng, phải làm giảm cứng bằng cách đẩy chân trẻ ra sau và ra trước; sau đó, giúp trẻ tập xoay người và lẫy.
Lưu ý: Tìm trò chơi sao cho trẻ muốn xoay người và tự xoay người.
4. Ngồi
- Nếu 2 chân trẻ bắt chéo vào nhau và xoay vào trong, khớp vai sệ xuống, 2 tay xoay vào trong: Đặt trẻ ngồi tách 2 chân ra, nâng 2 vai lên, xoay chân tay ra ngoài.
- Nếu trẻ khó khăn khi ngồi: Giữ 2 chân cho trẻ .
- Trẻ có khả năng thăng bằng kém, hai chân thường bắt ngược ra sau (hình chữ W) để khỏi ngã: Không nên khuyến khích trẻ ngồi kiểu hình chữ W do có thể gây biến dạng khớp háng, gối.
- Nếu trẻ luôn dạng hai chân, mông ưỡn ra sau, khớp vai đưa ra sau, đầu tiên cần đặt trẻ ngồi sao cho thân ở tư thế gập về phía trước, 2 chân chụm vào nhau rồi đưa 2 vai ra trước và xoay vào trong.
Sau đó, cùng chơi với trẻ trên bàn; ngồi đối diện với trẻ để trẻ phải với tay ra phía trước lấy đồ chơi. Chú ý đảm bảo để hai bàn chân đặt trên mặt phẳng. Ngoài ra, cần tập cho trẻ đứng thăng bằng, di chuyển.
Cố gắng tìm mọi cách để trẻ có thể sử dụng hai tay khi vui chơi, hoạt động ở các tư thế; khuyến khích việc sờ, cảm nhận và giữ các đồ vật có hình dạng, kích thước, độ nhẵn, độ cứng khác nhau.
Để giảm bớt nguy cơ bại não, cần thực hiện tốt những điều sau đây:
- Dinh dưỡng tốt cho bà mẹ trước và trong khi thai nghén.
- Tránh có thai trước tuổi trưởng thành.
- Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết khi mang thai.
- Khám thai định kỳ đầy đủ.
- Tránh các sang chấn sản khoa trong khi sinh.
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
- Tránh để trẻ bị sốt cao, co giật.
- Tránh để mất nước khi trẻ bị tiêu chảy.
BS Hương Thảo - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 06/12/2023

    Testosterone: Mọi điều bạn cần biết

    Khám phá tầm quan trọng của testosterone đối với sức khỏe nam giới và vai trò của nó trong việc điều chỉnh các chức năng cơ thể khác nhau sau tuổi dậy thì.

  • 05/12/2023

    7 "bí quyết" trẻ lâu của phụ nữ Indonesia

    Các phương pháp giúp trẻ lâu hiệu quả này có nguồn gốc và quy trình cổ xưa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ của phụ nữ Indonesia.

  • 05/12/2023

    Muốn bé khỏe và thông minh, hãy bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.

  • 05/12/2023

    Nên uống trà gì tốt cho sức khỏe?

    Các loại trà tăng cường miễn dịch có chứa các đặc tính có lợi giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, cảm cúm.

  • 05/12/2023

    Viêm amidan mạn tính

    Viêm amidan là một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 14 ngày thì được coi là viêm amidan mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh căn bệnh này.

  • 04/12/2023

    7 loại trái cây và rau quả ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe trong mùa lạnh

    Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh. Thường xuyên ăn một số loại trái cây, rau củ này sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.

  • 04/12/2023

    Dùng đúng cách men vi sinh và men tiêu hóa

    Hiện nay, còn khá nhiều người nhầm men vi sinh và men tiêu hóa là cùng một loại. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

  • 04/12/2023

    Chuyên gia phân tích về lợi ích sức khỏe của trái cây so với nước ép trái cây

    Trái cây rất ngon, tươi mát và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn nên ăn trái cây trực tiếp hay uống dưới dạng nước ép sẽ tốt hơn.

Xem thêm