Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 điều cần biết về bại não

Bại não là một khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ mắc bại não và gia đình chúng cần được hỗ trợ. Tìm hiểu thêm về bại não và những dấu hiệu cần quan sát ở trẻ nhỏ

11 điều cần biết về bại não

Bại não là một khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ mắc bại não và gia đình chúng cần được hỗ trợ. Tìm hiểu thêm về bại não và những dấu hiệu cần quan sát ở trẻ nhỏ:

1. Bại não là một nhóm những rối loạn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và giữ thăng bằng và tư thế.

2. Bại não là khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em. Khoảng 1 trong 323 trẻ được nhận định là mắc bại não theo ước tính từ Mạng lưới kiểm soát tự kỉ và khiếm khuyết về phát triển của CDC.

3. Bại não thường gặp nhiều hơn ở trẻ trai hơn trẻ gái, và phổ biến hơn ở trẻ da đen hơn trẻ da trắng.

4. Hầu hết (khoảng 77%) trẻ mắc bại não có co cứng. Điều này có nghĩa là cơ của trẻ bị co cứng và dẫn đến hậu quả là những chuyển động của chúng trở nên lúng túng và trông rất kỳ cục.

5. Hơn một nửa (58%) trẻ mắc bại não có thể tự đi được.

6. Hầu hết trẻ mắc bại não có một hoặc nhiều những vấn đề và bệnh đi kèm. Ví dụ, hơn 4/10 trẻ mắc bại não cũng mắc động kinh và khoảng 1/10 trẻ mắc rối loạn tự kỉ.

7. Hầu hết các trường hợp bại não liên quan đến tổn thương não xảy ra trước hoặc trong khi sinh và được gọi là bại não bẩm sinh. Một vài yếu tố làm tăng nguy có mắc bại não bẩm sinh:

  • Sinh ra quá bé

  • Sinh non

  • Sinh đôi hoặc nhiều hơn (sinh ba, sinh bốn)

  • Thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các kĩ thuật thụ tinh nhân tạo khác

  • Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng trong quá trình mang thai

  • Mắc hội chứng vàng da nhân (một loại tổn thương não có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị vàng da nghiêm trọng không được điều trị)

  • Biến chứng trong khi sinh

8. Một phần trăm nhỏ bại não xảy ra tổn thương não xảy ra sau 28 ngày sau sinh. Đây được gọi là bại não mắc phải. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bại não mắc phải:

  • Nhiễm trùng não ví dụ viêm màng não

  • Trải qua chấn thương đầu nghiêm trọng

9. Nguyên nhân đặc trưng cho hầu hết các trường hợp bại não vẫn chưa được biết đến.

10. Bại não được chẩn đoán đặc hiệu trong tuần đầu hoặc tuần thứ 2 sau sinh. Nếu triệu chứng của một đứa trẻ là nhẹ, đôi khi rất khó để chẩn đoán cho đến khi đứa trẻ lớn lên.

11. Với những thiết bị phù hợp và sự hỗ trợ, trẻ và người lớn mắc bại não có thể sống tốt, hoạt động và trở thành một phần của cộng đồng.

Dấu hiệu sớm của bại não

Từ khi sinh cho đến 5 tuẩn, trẻ nên đạt được mục tiêu vận động- cũng được biết đến như một dấu mốc- ví dụ như lăn, ngồi, đứng, và đi. Một sự trì hoãn trong việc đạt được những mốc vận động có thể là dấu hiệu của bại não.  Những dấu hiệu khác dưới đây có thể là của bại não. Điều quan trọng cần chú ý là một số trẻ không mắc bại não cũng có thể có những dấu hiệu đó.

Ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi:

  • Đầu đổ về sau khi được bế lên trong khi nằm ngửa

  • Cảm thấy co cứng

  • Cảm thấy mềm nhũn

  • Lưng và cổ quá khổ khi được bế trên tay ai đó

  • Chân bị co cứng hoặc bắt chéo khi được bế

Trẻ trên 6 tháng tuổi

  • Không lăn qua lăn lại được

  • Không để nắm 2 tay cùng lúc

  • Gặp khó khăn khi đưa tay lên miệng

  • Với bằng một tay trong khi tay còn lại siết chặt

Trẻ trên 10 tháng tuổi

  • Bò một cách sai lệch, đẩy bằng một tay và chân trong kia kéo lê chân và tay kia.

  • Chạy quanh bằng mông hoặc nhảy bằng đầu gối nhưng không sử dụng cả 4 chân khi bò.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề về não ở trẻ sinh non

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo CDC)
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm