Cần cảnh giác với bệnh viêm não mô cầu
Trong lâm sàng thường hay gặp và quan trọng hơn cả là hai thể bệnh viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết. Đặc biệt ở thể nhiễm khuẩn huyết tối cấp gây tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh dễ thành dịch lớn và có khả năng gây tác động sâu sắc về mặt y tế, xã hội. Bệnh thường gặp vào mùa hè.
Não mô cầu có tên khoa học là Neisseria meningitidis, vi khuẩn là song cầu hình hạt cà phê nằm trong tế bào. Vi khuẩn dễ bị diệt bởi nhiệt độ 50oC trong 5 phút, 100oC chỉ trong 30 giây, các thuốc khử khuẩn thông thường như dung dịch cloramin 0,5 - 1% hay cồn 70o. Các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W-135, trong đó ở nước ta thường gặp các nhóm A,B,C. Nguồn bệnh duy nhất là người: bệnh nhân hoặc người lành mang vi khuẩn không triệu chứng.
Não mô cầu cư trú tại vùng hầu họng của người và lây truyền theo các giọt nước nhỏ bài tiết qua đường hô hấp. Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần gũi hay gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có ô nhiễm chất mới bài tiết ra từ đường hô hấp của người mang trùng. Giữa các vụ dịch có đến 5-15% dân chúng thành thị màng não mô cầu trong khoang mũi họng, trong vụ dịch tỷ lệ này có thể lên đến 40 - 60%, đặc biệt ở những nơi có mật độ dân cư cao hay ở các doanh trại quân đội.
Tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi hay thanh thiếu niên từ 14 - 20 tuổi và tỷ lệ thấp ở người trên 20 tuổi.
![]() Ảnh minh họa (nguồn Internet).
|
Các thể bệnh hay gặp
Vaccin không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và không có chỉ định rộng rãi do nguy cơ nhiễm bệnh chung không cao. Chỉ nên dùng cho khách đi du lịch đến vùng dịch hoặc nhóm người có nguy cơ cao (cắt lách, thiếu hụt bổ thể)... |
Sau khi não mô cầu xâm nhiễm vào cơ thể, thời gian ủ bệnh từ 1- 10 ngày, trung bình 5-7 ngày. Bệnh biểu hiện rất đa dạng với nhiều thể bệnh: viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tổn thương ở nhiều cơ quan. Thường gặp các thể bệnh như sau:
Thể viêm mũi họng: bệnh nhân sốt 38-39o
C, kéo dài 1-7 ngày, đau đầu, rát họng, chảy nước mũi. Khám thấy sung huyết niêm mạc mũi, họng có khi có phủ một lớp mủ, hạch góc hàm sưng đau. Xét nghiệm thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
Thể nhiễm khuẩn huyết:
bệnh nhân sốt cao đột ngột 40 – 41oC, sốt liên tục hoặc sốt dao động mạnh, kèm theo những cơn rét run; đau đầu, đau mỏi cơ khớp toàn thân. Ban xuất huyết xuất hiện sớm khoảng 5 - 15 giờ sau khi phát bệnh hoặc muộn hơn sau vài ngày. Các ban xuất huyết thường xuất hiện trước tiên ở chi dưới và các điểm tỳ đè, gặp trong hầu hết mọi trường hợp. Xuất huyết có thể thay đổi, từ kích thước bằng đầu kim, đến mảng xuất huyết lớn, thậm chí từng vùng xuất huyết hoại tử da làm bong da, bì, tổ chức dưới sâu gọi là tử ban. Gan lách to.
Trường hợp sốc nhiễm khuẩn gặp trong thể nhiễm khuẩn huyết tối cấp, bệnh biểu hiện nặng ngay từ đầu với trụy tim mạch, xuất huyết ồ ạt do rối loạn vi tuần hoàn kết hợp với hội chứng đông máu rải rác nội mạch, tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao thường xảy ra trong 1 - 2 ngày đầu.
Thể viêm màng não: thường xảy ra tiên phát ở trẻ 6 tháng đến 10 tuổi. Triệu chứng lúc khởi bệnh khó phân biệt với biểu hiện nhiễm trùng toàn thân. Tuy nhiên ở nhiều bệnh nhân bên cạnh biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết và tử ban bệnh nhân có biểu hiện tăng dần của các triệu chứng: đau đầu, nôn vọt, lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.
Các thể bệnh khác:
Viêm khớp, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm nắp thanh quản tối cấp, viêm đường tiểu.
Bệnh nhân bị viêm não mô cầu nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ có thể dẫn đến các biến chứng: Liệt các dây thần kinh: II, III, IV, VII, VIII dẫn đến mù, lác, điếc; Viêm cơ tim, màng ngoài tim, dày dính màng não, hội chứng não nước, suy hô hấp, trụy mạch....tử vong.
Hình ảnh não mô cầu dưới kính hiển vi.
|
Điều trị
Cephalosporin thế hệ III như ceftriaxone hoặc cefotaxime thường được sử dụng đầu tiên, đặc biệt là trên các bệnh nhi.
Penicillin G hiện vẫn còn là thuốc đặc hiệu cho các trường hợp khẳng định là mô não cầu và còn nhạy cảm. Khi bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh nhóm betalactam (các cephalosporin, penicillin…) có thể dùng chloramphenicol, tuy nhiên đã ghi nhận có nhiều trường hợp đã kháng chloramphenicol tại Việt Nam, ngoài ra thuốc thay thế có thể sử dụng là: meropenem.
Thời gian điều trị 7 - 10 ngày hoặc 4 - 5 ngày sau khi bệnh nhân hết sốt.
Đối với các trường hợp nặng hoặc thể tối cấp cần kết hợp với các biện pháp hồi sức: Hồi sức hô hấp, hồi sức tim mạch, phát hiện sớm hiện tượng đông máu rải rác trong lòng mạch để có hướng điều trị thích hợp.
Phòng ngừa
Phòng bệnh cần chú ý ngăn ngừa sự lây lan theo đường hô hấp. Khi có người bệnh được xác định trong một tập thể hay một gia đình cần xét nghiệm vi sinh cho tất cả người còn lại, cách ly người nhiễm bệnh để điều trị cho đến khi xét nghiệm không thấy vi khuẩn. Đối với tập thể có nguy cơ nhiễm bệnh cao, khi có dịch nên cho uống kháng sinh dự phòng. Nguy cơ lây bệnh cao nhất thường trong vòng tuần lễ đầu tiên tiếp xúc với người bệnh.
Chỉ dùng kháng sinh cho những người ở cùng gia đình bệnh nhân, người tiếp xúc gần gũi với bệnh, người ở nhà trẻ, doanh trại quân đội, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh hoặc tiếp xúc với chất tiết đường hô hấp của người bệnh. Các thuốc dự phòng có thể dùng một trong các thuốc: rifampicin, ciprofloxacin, azithromycin.
Tiêm vacxin phòng ngừa nhiễm não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135. Các vaccin này cũng có hiệu quả khống chế được dịch, nhiều nghiên cứu cho thấy một liều vaccin duy nhất có thể ngừa hiệu quả đến 90% nhiễm não mô cầu nhóm A hay C cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Vacxin không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và không có chỉ định rộng rãi do nguy cơ nhiễm bệnh chung không cao. Chỉ nên dùng cho khách đi du lịch đến vùng dịch hoặc nhóm người có nguy cơ cao (cắt lách, thiếu hụt bổ thể)...
Các biện pháp phòng bệnh khác đưa ra cho cộng đồng là phải duy trì nếp sống vệ sinh, giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, nhiều ánh sáng, cần duy trì vệ sinh răng miệng, hầu, họng. Khi bị viêm đường hô hấp trên và có các biểu hiện của viêm màng não do não mô cầu cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Nếu trong tập thể xuất hiện viêm màng não do não mô cầu được xác định, cần hạn chế tụ họp, mọi người thực hiện đeo khẩu trang phòng bệnh. Ngoài ra có thể tổ chức uống kháng sinh dự phòng khẩn cấp theo chỉ định của bác sĩ.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.