Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phơi nhiễm với HIV: Lời khuyên cho nhân viên y tế

Phơi nhiễm với HIV là một trong những phơi nhiễm nghề nghiệp có nguy cơ rất cao đối với nhân viên y tế. Do đó, việc hiểu biết và thực hiện những hướng dẫn phòng tránh và xử trí phơi nhiễm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Phơi nhiễm với HIV: Lời khuyên cho nhân viên y tế

TRong công việc hàng ngày, tại cơ sở y tế, nhân viên y tế có rất nhiều nguy cơ phơi nhiễm rất cao với các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus HIV. Virus HIV lây truyền thông qua tiếp xúc với một số chất dịch cơ thể của người nhiễm, bao gồm máu, mủ, dịch nôn mửa, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, sữa mẹ ... Các loại chất lỏng như nước mắt, nước bọt, mồ hôi, và nước tiểu, chứa rất ít hoặc không có virus nên không có khả năng lây truyền HIV trừ khi trộn lẫn với máu.

THeo các nghiên cứu, nguy cơ lây nhiễm HIV từ những tổn thương gây nên bởi kim tiêm ít hơn 1%. Nguy cơ phơi nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của cơ thể người bệnh ít hơn 0,1%. Nguy cơ lây nhiễm từ vết cắn của con người nằm trong khoảng 0,1% và 1%.

Hướng dẫn phòng tránh phơi nhiễm

Có nhiều biện pháp cần được thực hiện để ngăn ngừa sự phơi nhiễm với HIV trong quá trình làm việc tại bệnh viện.

Đầu tiên, nhân viên y tế nên xử trí tất cả các dịch tiết của cơ thể người bệnh theo đúng quy trình xử lý. Bởi vì bạn chưa biết chắc người bệnh đã nhiễm virus HIV hay chưa, nên cần áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, bao gồm:

  • Sử dụng đồ bảo hộ, như găng tay và kính bảo hộ. Nhân viên y tế phải luôn làm điều này khi làm việc với máu và chất dịch cơ thể của người bệnh.
  • Rửa tay và các vùng da khác theo đứng quy trình ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể.
  • Xử lý kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn theo đúng quy trình y tế.
  • Sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn sẵn có để ngăn ngừa chấn thương gây nên bởi kim tiêm.
  • Biết và thực hiện được các quy trình cần thực hiện sau phơi nhiễm, các quy định dành cho cán bộ phơi nhiễm nghề nghiệp.

Sử dụng đồ bảo hộ, chẳng hạn như găng tay và kính bảo hộ

Nếu phơi nhiễm xảy ra, nhân viên y tế nên làm theo các bước cơ bản dưới đây:

  • Đối với da bị tổn thương, gây chảy máu ở vết thương: nhẹ nhàng rửa khu vực tổn thương bằng xà bông và nước.
  • Đối với vùng da bị dính dịch cơ thể: Rửa vùng này bằng nước sạch, các nước sát khuẩn.
  • Thu thập thông tin của người bị nhiễm bệnh bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, và tình trạng HIV. Nếu là người bệnh nhiễm HIV, hãy lấy thêm thông tin liên lạc của bác sĩ điều trị cho bệnh nhân đó.
  • Thông báo cho người quản lý và đồng nghiệp.
  • Lập tức đến cơ sở y tế có trách nhiệm điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV để được quản lý, chăm sóc, xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm thích hợp.
Vùng da bị tổn thương

Nhân viên y tế bị phơi nhiễm sẽ được các chuyên gia y tế đánh giá sự phơi nhiễm. Nếu nhân viên y tế có một vết rách da hoặc bị cắt, có thể cần sử dụng một liều phòng uốn ván tăng cường. Dùng thuốc điều trị phơi nhiễm HIV ngay nếu cần. 

Bác sĩ điều trị phơi nhiễm sẽ hỏi rõ hơn về tình hình khi xảy ra phơi nhiễm, vết thương hoặc cắt trên bề mặt da, vết nhầy hoặc dịch cơ thể trên da, thông tin về nguồn phơi nhiễm và các thông tin cá nhân của nhân viên y tế bị phơi nhiễm.

Cách xử lý phơi nhiễm sẽ phụ thuộc những thông tin thu được sau quá trình thăm khám và từ các câu hỏi của bác sĩ điều trị phơi nhiễm. Nhân viên y tế có thể sẽ được dùng thuốc để giảm nguy cơ bị nhiễm HIV và cũng có thể kê thuốc để phòng ngừa viêm gan và giang mai. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác như: công thức máu, xét nghiệm chức năng gan, thận…

Một lựa chọn khác là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) để ngăn chặn virus HIV gây nhiễm trùng. Nếu kết quả xét nghiệm vẫn là dương tính, điều trị có thể giúp làm giảm sức mạnh và sự tiến triển của virus. Tuy nhiên, thuốc dùng để dự phòng có một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày hoặc cảm thấy khó chịu và các triệu chứng khác.
Nhân viên y tế nên tránh những tiếp xúc liên quan cho đến khi kết thúc xử trí phơi nhiễm HIV. Không được hiến máu hay nội tạng, và không trao đổi chất dịch cơ thể khi quan hệ tình dục. Nếu nhân viên y tế đang có ý định mang thai, hãy trì hoãn việc này cho đến khi kết thúc quá trình điều trị dự phòng phơi nhiễm. Nếu nhân viên y tế đang cho con bú sữa mẹ, nên chuyển sang cho bé ăn sữa bột.

Những điều cần biết

Sau khi phơi nhiễm với HIV, kết quả xét nghiệm đầu tiên thường là âm tính. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đối tượng phơi nhiễm không hoặc sẽ không bị nhiễm bệnh. Có một khoảng thời gian được gọi là chuyển đảo huyết thanh, có thể kéo dài từ 1 - 3 tuần kể từ khi phơi nhiễm, nhưng một số trường hợp hiếm hoi có thể mất đến 6 tháng hoặc 1 năm. Trong thời gian này, cơ thể người phơi nhiễm sẽ phát triển các kháng thể HIV để tấn công virus. Họ có thể có các triệu chứng giống như cúm, như sốt, đau nhức, phát ban và sưng hạch bạch huyết. Điều này thường chỉ ra sự có mặt của nhiễm HIV.

Do có sự chuyển đảo huyết thanh, đối tượng phơi nhiễm cần phải làm xét nghiệm HIV nhiều lần. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ thông báo mức độ thường xuyên phải làm xét nghiệm. Khoảng thời gian đề nghị kiểm tra lại thường là sau 6 tháng kể từ ngày phơi nhiễm.

Sau khi phơi nhiễm, đối tượng có thể cảm thấy tức giận, sợ hãi, xấu hổ, hoặc trầm cảm. Trong khoảng thời gian vô cùng khó khăn cho việc điều trị phòng ngừa và chờ đợi hết quả, họ có thể muốn tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chương trình trợ giúp nhân viên y tế của ngành hoặc các đơn vị phòng chống HIV/AIDS.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đã phát triển thành công thuốc có thể chữa khỏi HIV và AIDS?

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Familydoctor
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm