Câu hỏi mà mọi người thường đặt ra là khi nào được gọi là mộtngười có hiểu biết đúng và đầy đủ. Để đánh giá một người hiểu biết đúng thì không khó nhưng để đánh giá một người hiểu biết đầy đủ thì rất khó vì các kiến thức về HIV/AIDS nói chung cũng như dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng là “mênh mông”, như vậy biết thế nào là đủ. Do vậy cũng có nhiều quan niệm khác nhau về hiểu biết đầy đủ dự phòng lây nhiễm HIV.
Để đánh giá một người có hiểu biết đúng và đầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV, cần phải có một bộ câu hỏi “chuẩn” mang tính thống nhất, như vậy mới có thể so sánh hiểu biết của với giữa người này với người khác, địa phương này với địa phương khác và thậm chí quốc gia này với các quốc gia khác.
Năm 2005, Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS(UNAIDS) đã đưa ra bộ chỉ số cơ bản để đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS của các quốc gia trong đó có bộ câu hỏi đánh giá sự hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV và Bộ Y tế cũng đã dựa trên hướng dẫn này ban hành bộ tiêu chuẩn để đánh giá về hiểu biết của một cá nhân về dự phòng lây nhiễm HIV.
Bộ câu hỏi dựa trên một số nội dung cốt lõi mà một người cần phải hiểu biết về HIV đó là xác định được đúng cách phòng ngừa lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV.
Bộ câu hỏi gồm 5 câu hỏi cụ thể sau:
1. Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình mà bạn tính đó chung thuỷ và không bị nhiễm HIV có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV không?
Câu trả lời đúng sẽ là CÓ.
Câu hỏi này mục đích tìm hiểu về sự hiểu biết của một người về đường lây truyền HIV cũng như cách phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục trên cơ sở hai người cùng chưa nhiễm HIV và sống chung thủy.
2. Dùng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục có thể làm giảm được lây nhiễm HIV qua đường tình dục hay không?
Câu trả lời là CÓ.
Câu hỏi này mục đích tìm hiểu sự hiểu biết về biện pháp phòng lây nhiễm HIV thông qua sử dụng bao cao su mỗi lần đúng cách khi quan hệ tình dục. Điều cần lưu ý khi hỏi câu hỏi này cần nhấn mạnh sử dụng bao cao su mỗi lần khi quan hệ tình dục và có giảm được nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục hay không? Nếu không một số người có thể hiểu lầm câu hỏi trả lời rằng KHÔNG vì người ta có thể bị lây nhiễm HIV qua tiêm chích.
3. Một người nhìn khoẻ mạnh có thể bị nhiễm HIV không?
Câu trả lời đúng là CÓ.
Câu hỏi này mục đích tìm hiểu sự hiểu biết của một người về xét nghiệm HIV và loại bỏ những quan niệm sai lầm về nhiễm HIV. Hiện nay vẫn còn nhiều người có quan niệm sai lầm cho rằng nhìn bên ngoài có thể biết một người nhiễm HIV và một người nhìn bề ngoài khỏe mạnh thì anh hoặc chị ta không nhiễm HIV và có thể dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn với các đối tác khi nhìn bề ngoài khỏe mạnh nhưng họ đã bị nhiễm bệnh.
Sở dĩ như vậy vì họ cho rằng người nhiễm HIV thường gày gò, ốm yếu, da bọc xương.... Tuy nhiên hiểu như vậy là không chính xác vì người nhiễm HIV vẫn có giai đoạn dài sống khỏe mạnh như người bình thường nên nhìn bề ngoài không thể biết một ai có nhiễm HIV hay không. Chỉ có xét nghiệm mới khẳng địn hmột người nhiễm HIV hay không.
4. Muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV hay không?
Câu trả lời đúng là KHÔNG.
Câu hỏi này mục đích tìm hiểu sự hiểu biết của một người trong việc loại bỏ các sai lầm liên quan đến lây nhiễm HIV. Hiện vẫn có người cho rằng muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV. Tuy nhiên cho đến nay các nhà khoa học chưa phát hiện được trường hợp nào lây nhiễm HIV do muỗi đốt người nhiễm HIV truyền sang người lành. Khi tin rằng HIV lây truyền qua muỗi đốt còn có thể làm giảm lòng tin rằng HIV có thể phòng ngừa được.
5. Ăn chung với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Câu hỏi này mục đích tìm hiểu sự hiểu biết của một người trong việc loại bỏ các sai lầm liên quan đến lây nhiễm HIV. Nhiều người vẫn nghĩ rằng ăn uống chung với người nhiễm HIV có thể làm lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, do HIV chỉ lây qua ba con đường (máu, tình dục, sữa mẹ) mà không lây qua các giao tiếp thông thường như ăn uống chung, sinh hoạt chung, làm việc chung v.v... nên ăn uống chung với người nhiễm HIV không thể làm lây nhiễm HIV. Việc hiểu sai dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Một người được cho là có hiểu biết đầy đủ về HIV khi họ phải trả lời đúng hoặc hiểu đúng cả 5 câu hỏi trên và được coi như là một chỉ số chuẩn để đánh giá kiến thức của một người hiểu biết về dự phòng lây nhiễm HIV.
Có một số người cho rằng nếu chỉ hiểu đúng 5 câu hỏi trên thì không thể coi là có đủ kiến thức. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi một người có kiến thức để trả lời đúng cả 5 câu hỏi này thì họ cũng đã có kiến thức chung về phòng, chống HIV/AIDS khá tốt, nên có đủ khả năng dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân hoặc tránh làm lây lan HIV cho người thân hay cộng đồng.
Sữa non hay colostrum là loại sữa được lấy từ sữa mẹ và động vật có vú trong 72 giờ đầu sau sinh. Sữa non colostrum có màu vàng, ở dạng kết dính và là nguồn dinh dưỡng, kháng thể dồi dào.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.