1. Tình dục:
1.1. Tại sao HIV lây truyền qua con đường tình dục?
Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm. Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.
1.2. Còn các kiểu tình dục hiếm hơn thì sao?
Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật - miệng, hay miệng - âm hộ), khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay có chảy máu rǎng thì HIV có khả nǎng lan truyền. Vi rút HIV ở sinh dục có thể xâm nhập vào vết xước ờ miệng người kia. Hoặc HIV trong máu ở vết xước trong miệng có thể xâm nhập cơ thể người kia qua âm đạo hoặc dương vật. Vấn đề là nhiều khi trong miệng có những vết xước rất nhỏ mà ta không biết đến.
Giao hợp dương vật - hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ sây xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tết cho HIV chuyển từ người này sang người kia.
Đã quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có đồng nghĩa với đã nhiễm không? Không phải cứ quan hệ tình dục một lần là nhất thiết nhiễm HIV. Song, khả nǎng đó luôn luôn có. Ân ái với người nhiễm HIV, có người không bị nhiễm ngay, nhưng cũng có người bị nhiễm ngay từ lần đầu tiên. Số lần không an toàn càng cao thì khả nǎng truyền nhiễm càng cao.
1.3. Không quan hê tình dục:
Không quan hệ tình dục là một phương pháp phòng tránh HIV khá hữu hiệu. Hiện nay có nhiều bạn thanh niên có quan điểm chừng nào còn chưa lập gia đình thì còn không quan hệ tình dục, và sẽ chỉ quan hệ tình dục trong hôn nhân thôi. Thực tế người ta vẫn có thể yêu mà không cần đến tình dục.
Nhưng tại sao lại không nói đây là phương pháp phòng tránh hoàn toàn hữu hiệu mà chỉ nói khá hữu hiệu? Lý do là chuyện tình dục nhiều khi xảy ra ngoài ý muốn hai người. Chúng tôi đã gặp một số bạn có quan điểm khá cứng rắn không quan hệ tình dục nếu chưa cưới, song kết cục vẫn phải cưới chạy thai. Những chuyện này chẳng ai nói mạnh được.
Do đó nếu bạn nghĩ mình phòng HIV bằng cách không quan hệ tình dục thì bạn phải thật quyết tâm, phải cảnh giác với chính bản thân mình và... có lẽ hay nhất là dự phòng một phương án khác để phòng thân trong trường hợp tình thế thay đổi. Đó chính là bao cao su.
1.4. Chung thủy từ cả hai phía khi biết chắc cả hai không bị nhiễm HIV
Chung thủy vốn là một đức tính mà người Việt Nam ta hằng coi trọng. Dù không xét đến khía cạnh đạo đức thì cũng có thể thấy rõ chung thủy là một điều mang lại nhiều ích lợi. Ở thời đại hiện nay, chung thủy không những bảo vệ hạnh phúc lứa đôi mà còn có thể bảo vệ sức khỏe con người. Nếu có vợ, chồng hay người yêu, bạn hãy coi trọng hơn nữa việc chung thủy
Chung thuỷ về tình dục góp phần tích cực ngǎn chặn sự lan nhiễm con vi rút HIV. Nhưng ta cũng rất cần phải nhớ: Luôn chắc chắn tránh được HIV thì cần cả hai người chung thủy và biết chắc cả hai không nhiễm HIV.
Nếu chỉ một người chung thủy thì cũng chẳng khác gì đóng kín cửa trước nhưng lại mở cửa sau, kẻ gian vẫn dễ dàng lẻn vào được.
Lẽ dĩ nhiên chỉ nên áp dụng cách chung thủy này với người không có nguy cơ nhiễm HIV khác. Nếu vợ, chồng hay người yêu của bạn có khả nǎng nhiễm thông qua đường dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng thì bạn rõ ràng là bị nguy hiểm đấy.
1.5. Dùng bao cao su
Bao cao su có thể coi là thần hộ vệ nếu ta dùng bao cao su và dùng đúng cách. Nó giúp ta tránh được HIV và bao nhiêu rắc rối khác, trong đó có cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lý do đơn giản nhất cần phải dùng bao cao su là ta không thể biết người khác có nhiễm HIV hay không, thậm chí người nhiễm HIV rất có thể cũng không biết mình bị nhiễm. Có dùng bao cao su thấu đáo hay không là ở quyết định của mỗi người. Nhưng nếu bạn có quan hệ tình dục thì hãy nhớ một điều vô cùng quan trọng là: Bạn có thể đảm bảo không lây nhiễm HIV bằng cách luôn luôn dùng bao cao su.
Bạn ơi, nếu một người không muốn dùng bao cao su với bạn thì hãy cẩn thận đấy, vì trước khi gặp bạn rất có thể người ấy cũng đã gặp người khác mà không dùng bao cao su. Còn ngược lại thấy người ta muốn dùng bao cao su, bạn đừng nghĩ người ta đã có quan hệ tình dục nhiều hay không tin tưởng bạn. Điều đó chỉ thể hiện là người ta có ý thức bảo vệ bản thân và bảo vệ bạn, tôn trọng bản thân và tôn trọng bạn mà thôi.
2. Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng:
Dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù không nhìn thấy thì bơm kim vẫn có máu đọng đó. Do đó nếu có vi rút HIV thì nó lây được dễ dàng.
Hàng ngày ta thường nghe hay trông thấy ở ngoài đường các khẩu hiệu như: Tiêm chích ma tuý gây ra AIDS. Nói chính xác ra thì chất ma tuý tự nó không gây ra AIDS, mà chỉ có dùng chung dụng cụ tiêm không tiệt trùng mới khiến cho HIV lây nhiễm, gây ra bệnh AIDS. Nguyên nhân khiến cho người tiêm chích ma tuý có nguy cơ nhiễm HIV cao là các điểm tiêm chích thường dùng một bơm kim tiêm cho nhiều người. Có khi anh em bạn bè cũng rủ nhau tiêm chung mà không nghĩ đến có thể có người bị nhiễm. Anh Hà đã chích sáu nǎm nay tâm sự: Đến tiêm thì chấp nhận hết. Mười người thì cả mười người một cái xi lanh đấy thôi. Mà tiêm thì phải nhanh nhanh vì hây giờ công an họ làm gắt lắm. Chị Hưng hoạt động xã hội với các anh chị em tiêm chích cho biết: Lúc lên cơn nghiện người ta vớ được cái bơm nào là chích cái đó. Thật đáng buồn.
Hiện nay có hiện tượng nhiều bạn thanh niên bắt đầu sử dụng ma tuý. Nhiều bạn nghĩ mình chỉ thử chơi một, hai lần sẽ không nghiện. Nhưng ma tuý rất nguy hiểm, đa số người nghiện lúc bắt đầu đều nghĩ chỉ thử thôi, nhưng rồi bị nghiện ngay. Có bạn cho rằng nếu hút hay hít thì không ngại HIV. Nhưng nhiều người lúc đầu chỉ hút hay hít thôi, lâu ngày nghiện nặng không có tiền để hút hay hít nữa nên phải chuyển sang tiêm chích. Do vậy tối nhất là tránh thật xa các loại ma tuý. Còn nếu đã dính vào ma tuý thì ta nên cố mà bỏ sớm.
Và bạn nên nhớ khi nào dùng đến bơm kim tiêm dù là tiêm thuốc y tế hay tiêm chích ma túy, cũng phải đảm bảo an toàn bơm kim.
Trong các bệnh viện, bơm kim tiêm được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Nhưng nếu bạn quá lo lắng thì hãy mua loại bơm kim dùng một lần vút đi hiện bán nhiều ở các hiệu thuốc. Giá rất rẻ, chỉ khoảng 1000 đồng/bộ.
3. Truyền từ mẹ sang con:
Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá ba nǎm, bé sẽ bị bệnh và chết.
Trẻ do mẹ nhiễm HIV sinh ra thường xét nghiệm dương tính, tức là trong cơ thể bé có kháng thể kháng HIV. Nhưng như thế không có nghĩa là bé đã bị nhiễm. ở trong bụng mẹ và khi bú sữa mẹ, bé nhận các chất kháng thể của mẹ để giúp bé chống bênh tật. Có thể bé không bị nhiễm HIV, nhưng cơ thể bé còn lưu nhiều kháng thể mẹ truyền cho, trong đó có cả kháng thể kháng HIV. Do đó xét nghiệm của bé là dương tính mặc dù không nhiễm vi rút. Bé chỉ có kết quả xét nghiệm chính xác vào khoảng 6 - 12 tháng sau khi sinh. Khi đó trong máu của bé không còn các kháng thể của mẹ, mà chỉ có các kháng thể do cơ thể bé tự sinh ra. Nếu kết quả xét nghiệm lúc này là dương tính thì mới xác định bé có nhiễm HIV.
4. Truyền máu nhiễm vi rút:
Truyền máu là con đường lây nhiễm trực tiếp. Trong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của ta, hơn nữa lượng máu này lại lớn. Do đó bất cứ ai bị truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.
Kể từ nǎm 1994 trở đi, theo quy định tất cả các bệnh viện đều phải xét nghiệm HIV máu trước khi truyền, để tránh truyền máu nhiễm vi rút cho bệnh nhân. Do vậy, độ an toàn truyền máu rất cao. Tất nhiên vẫn có một khả nǎng là có người bị nhiễm HIV nhưng còn ở trong thời kỳ cửa sổ (khoảng 3 - 6 tháng sau khi nhiễm có thể chưa sinh kháng thể) thì xét nghiệm không phát hiện được là có nhiễm và bệnh viện vẫn chấp nhận máu của người đó. Song khả nǎng này nhỏ.
Cẩn thận thì bạn hãy yêu cầu bệnh viện xét nghiệm lại máu trước khi truyền. Xét nghiệm không chỉ để tìm kháng thể kháng HIV mà còn để loại trừ các bệnh khác như sốt rét, giang mai, viêm gan B...
Nếu vài tháng nữa bạn có kế hoạch phẫu thuật và sẽ cần máu thì có thể yêu cầu bệnh viện trích máu của mình từ bây giờ để dự trữ nếu điều kiện sức khỏe cho phép. Như vậy bạn tránh dùng máu của người khác, không sợ nguy cơ lây HIV.
Hoặc bạn cũng có thể xin máu trước của một người thân bạn biết rõ không nhiễm HIV, để không phải dùng máu của bệnh viện. Làm vậy là rất hay, vì vừa được an toàn, vừa tiết kiệm được máu cho bệnh viện.
Ngoài những đường lây thông thường là tình dục không có bao cao su bảo vệ, chung bơm kim tiêm không tiệt trùng, truyền máu nhiễm HIV và truyền từ mẹ sang con, HIV hầu như không lây nhiễm qua các đường khác.
Trong dịch vụ y tế, các dụng cụ nhìn chung đều được khử trùng, nên không đáng ngại. Song, nếu bạn còn lo thì hãy hỏi bác sĩ dụng cụ đã được tiệt trùng, đã đảm bảo an toàn chưa và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ. Đây là quyền lợi của bạn.
Ngoài ra, khi đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn có thể yêu cầu người làm rửa sạch dụng cụ và cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn.
Nếu có bao giờ xǎm mình, bạn nhất thiết cần yêu cầu tiệt trùng dụng cụ thật cẩn thận trước khi xǎm, vì tiệt trùng không phải chỉ để tránh lây nhiễm HIV mà còn để tránh nhiễm trùng do dụng cụ bẩn
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.