Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹ nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Biện pháp dự phòng giúp giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống còn khoảng 5%. Do đó khả năng bà mẹ nhiễm HIV sinh con khỏe mạnh là rất cao.

Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, đường lây truyền từ mẹ sang con là nguyên nhân chính gây nhiễm HIV trên trẻ em. Khả năng lây nhiễm tự nhiên của đường truyền này khoảng 35-40%. Như vậy, nếu không có can thiệp y tế nào, cứ 10 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có 3-4 trẻ em bị lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp dự phòng, tỷ lệ lây nhiễm giảm xuống còn khoảng 5%.

Biện pháp can thiệp dự phòng bao gồm điều trị ARV cho bà mẹ, bắt đầu từ tuần thai thứ 14 (hoặc duy trì điều trị nếu mẹ được chỉ định điều trị trước đó) kéo dài đến lúc sinh con. Sau đó tiếp tục điều trị ARV cho đứa con trong vòng một tháng đầu, đồng thời không cho trẻ bú sữa mẹ. Như vậy, đối tượng chăm sóc của phương pháp này bao gồm cả bà mẹ mang thai và em bé với sự tham gia của chuyên khoa phụ sản và chuyên khoa nhi.

Nếu áp dụng biện pháp dự phòng, tỷ lệ lây nhiễm giảm xuống còn khoảng 5%

Hiện ngành y tế nước ta đã triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV rộng rãi cho tất cả các bà mẹ đến khám thai lần đầu ở cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tư vấn và chuyển gửi đến cơ sở điều trị lây truyền mẹ sang con nếu phát hiện thai phụ dương tính với HIV.

Để bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm đáng tiếc, bác sĩ khuyên mọi người nên:

1. Quản lý hành vi nguy cơ

Đây được xem là biện pháp then chốt trong dự phòng HIV/AIDS. Hai đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến là quan hệ tình dục không an toàn và tiêm chích chung kim. Do đó cần trang bị kiến thức về tình dục an toàn và hạn chế tối đa việc chia sẻ kim tiêm và dung dịch pha tiêm với bạn chích chung.

2. Xét nghiệm HIV

Việc tham gia xét nghiệm mang lại những tác động tích cực: Nếu âm tính, tham vấn viên có thể cung cấp thêm kiến thức, chia sẻ về biện pháp cũng như hỗ trợ khách hàng xây dựng kế hoạch quản lý hành vi nguy cơ. Nếu dương tính, người bệnh có cơ hội tiếp cận với chương trình điều trị sớm, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis – PEP)

Đây là biện pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV nhờ tác dụng của thuốc kháng virus ARV. Nhiễm HIV không xảy ra ngay lập tức trên toàn hệ thống, mà có một thời gian trì hoãn ngắn kéo dài khoảng 2-3 ngày sau khi phơi nhiễm với HIV. Trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội” này, thuốc kháng virus có thể phòng ngừa bằng cách khống chế sự sinh sản của HIV, cô lập và đào thải những tế bào đã bị nhiễm HIV ra khỏi cơ thể.

Những nghiên cứu khoa học thực nghiệm cho thấy phương pháp này bảo vệ cơ thế đến 90-95%. Hiệu quả của phương pháp này giảm dần theo thời gian, gần như không còn giá trị nếu sử dụng sau 72 giờ. Như vậy, phương pháp này sử dụng trong những tình huống mới phơi nhiễm với HIV: quan hệ tình dục không bao cao su, bị rách bao khi quan hệ, bị kim đâm…

4. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Pre exposure prophylaxis – PrEP)

Phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đòi hỏi người sử dụng phải uống ARV hàng ngày. Biện pháp này nhằm mục đích duy trì nồng độ ARV trong máu ở mức có hiệu quả bảo vệ khỏi sự xâm nhập của HIV. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả bảo vệ dao động từ khoảng 45-60%, có thể đạt đến 70-80% nếu tuân thủ nghiêm ngặt.

Phương pháp này chưa được triển khai rộng rãi ở Việt Nam. Ở quốc gia phát triển như Mỹ có áp dụng phương pháp này nhưng chỉ tập trung trên những nhóm nguy cơ cao như nam quan hệ đồng giới, người hành nghề mại dâm, bạn tình âm tính của người có H... Đây được xem là một lựa chọn mang tính cá nhân bên cạnh biện pháp quản lý hành vi nguy cơ vốn đơn giản hơn và có chi phí thấp hơn nhiều.

5. Điều trị như là một biện pháp dự phòng

Việc điều trị ARV cho người bệnh giúp khống chế tốt tải lượng virus HIV trong máu, làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV được nâng từ chỉ số CD4 > 350 tế bào/mm3 thành 500 tế bào/mm3. Tổ chức này cũng đưa ra chỉ định điều trị cho những người nhiễm có bạn tình âm tính.

Như vậy, bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, người nhiễm HIV có thêm một mục đích để tham gia điều trị: Giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh, trước tiên là người thân trong gia đình. Song song với điều trị, người bệnh cũng được tham vấn để biết cách quản lý hành vi nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm qua các tiếp xúc thân mật ở gia đình hay trong đời sống tình cảm.

Theo Vnexpress/yhocduphong.com
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm