Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu khi vô tình bị đâm kim tiêm nghi dính máu HIV

Khi bị đâm kim tiêm nghi có dính máu HIV, bạn cần bình tĩnh, tuyệt đối không nặn máu ra, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Ảnh minh họa.

Gần đây xảy ra hàng loạt vụ kẻ lạ mặt đâm vật nhọn và ngực các nữ công nhân khu Công nghệ cao quận 9, TP HCM. Cơ quan điều tra tình nghi vết thương được hình thành bởi kim tiêm. Các nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện điều trị chống phơi nhiễm HIV và theo dõi nguy cơ về các bệnh lây qua đường máu.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, chuyên viên tư vấn Trung tâm Hành động vì người sống với HIV Việt Nam, nhìn nhận tâm lý của mọi người khi bị đâm kim tiêm thường hoảng loạn, cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Hành động này không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập vào máu mà còn vô tình tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus đi vào cơ thể. Do vậy bác sĩ khuyên mọi người nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các bệnh lây qua đường máu, đặc biệt là HIV. "Trong hoàn cảnh đó, thay vì hoang mang lo sợ, bạn hãy bình tĩnh và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm", bác sĩ khuyên.

Khái niệm "phơi nhiễm với HIV" được hiểu là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (virus HIV) và nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh nhất định. Không phải 100% trường hợp phơi nhiễm đều bị bệnh.

Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Quy trình sơ cứu bao gồm các bước:

- Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm. Sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng cá nhân để cầm máu.

- Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, hãy rửa liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý 0,9% trong 5 phút. Có thể ngụp mặt trong ca nước sạch và chớp mắt, khịt mũi. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.

- Lưu ý: Tuyệt đối không nặn máu. Chỉ cần rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Bác sĩ Thủ khẳng định không phải mọi sự cố liên quan HIV đều gây phơi nhiễm. Hai tình huống phơi nhiễm được ghi nhận nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục. Đường máu là khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, xem như có khả năng nhiễm HIV. Đường tình dục là khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột dẫn đến phơi nhiễm.

Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việc một người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm không đòi hỏi phải xác minh rõ đối tượng gây phơi nhiễm thực sự mắc bệnh hay chưa. Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc như trên đều được xem là đã phơi nhiễm. Hiện nay y học đã tìm ra phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis - PEP).

Mọi tình huống phơi nhiễm đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng PEP sẽ giúp bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Không nên để quá khoảng thời gian này.

Các cơ sở y tế có điều trị PEP gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.

Đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua tình huống phơi nhiễm, thời điểm, thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không; nếu có sẽ dùng phác đồ nào để điều trị. Nếu người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nhanh HIV, uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày, làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.

Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây. Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.

Thi Trân - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

  • 28/06/2025

    Thói quen sử dụng dầu mỡ trong chế độ ăn hiện nay của người Việt Nam

    Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.

Xem thêm