Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cấp cứu cho người già khi huyết áp tăng cao

Chúng ta đều biết rằng, tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến hiện nay, đặc biệt thường hay xảy ra ở người cao tuổi. Khi huyết áp tăng quá cao (trên 180mmHg), ông bà chúng ta thường cảm thấy choáng váng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về bệnh cũng như cách xơ cứu cho người tăng huyết áp khiến xảy ra những hậu quả rất đáng tiếc.

Huyết áp đột nhiên tăng cao dễ gây đột quỵ hay tai biến cho người già. Điều này sẽ dẫn đến nguy hiểm. Chính vì vậy, theo dõi huyết áp hàng ngày là cách duy nhất để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Những người bị cao huyết áp nên trang bị cho mình máy đo huyết áp để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.

Càng nhiều tuổi, cơ thể ngày càng lão hóa, khiến sức khỏe người già ngày càng suy giảm, dễ mắc các bệnh hơn trước. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới có tới 43% người cao tuổi có nguy cơ tăng huyết áp sau tuổi 65. Điều này cho thấy cứ 2 người thì có 1 người tăng huyết áp.

Nhiều người cho rằng, tăng huyết áp là khi mặt cảm thấy nóng bừng, choáng váng, xây xẩm mặt mày, nhức đầu. Thực tế, đó có thể là những biểu hiện khi bệnh đã chuyển sang biến chứng. Huyết áp tăng cao (trên 180mmHg) khiến cho người già có thể bị ngất xỉu, ngã, kéo theo sau đó là nguy cơ tai biến, liệt nữa người rất thường gặp.

Nhiều trường hợp, khi thấy ông bà bị ngất, con cháu liền cõng, bế vội các cụ tới các bệnh viện, điều này có thể khiến cho biến chứng tăng huyết áp càng tăng mạnh dẫn tới tử vong. Vì vậy, việc nắm vứng các biện pháp sơ cứu khi người già bị ngất xỉu là rất cần thiết.

Cách sơ cứu người già khi huyết áp đột nhiên tăng cao

Thứ nhất, các việc chúng ta KHÔNG NÊN làm khi cấp cứu cho người già:

- Không được cõng chạy.

- Không được đè người bệnh ra xoa bóp, bôi dầu.

- Không được làm hô hấp nhân tạo.

- Không được tiêm bất cứ thuốc gì nếu không phải là bác sĩ.

- Không được tập trung quá đông người gây ngột ngạt và làm bệnh nhân lo sợ.

Thứ hai, chúng ta CẦN thực hiện theo các thao tác sau:

- Bình tĩnh đặt bệnh nhân nằm yên tĩnh tại chỗ, tránh gió lùa, nới rộng thắt lưng hoặc áo lót.

- Động viên người bệnh không hoảng sợ,

- Nếu người bệnh bị gãy xương hoặc bị chảy máu cần sơ cứu, cầm máu và đặt cố định

- Và cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa người bệnh đi.

Theo thietbiyteviet.com
Bình luận
Tin mới
Xem thêm