Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 5 – 7% dân số trưởng thành. Nữ giới mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới khoảng 30 lần.
Tuy nhiên, nhiều người còn khá thờ ơ vì không biết rằng huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì vậy, với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.
Cuộc sống căng thẳng, môi trường sống và làm việc ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm… đã làm cho bệnh huyết áp thấp ngày càng gia tăng và không trừ một ai. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp bao gồm:
- Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
- Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
- Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
- Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
- Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp
II. Huyết áp bao nhiêu được xem là huyết áp thấp ?
Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, hoặc giảm hơn 20 mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
1. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, chỉ số huyết áp chuẩn được tính như trong bảng sau:
2. Huyết áp thấp có nguy cơ gì?
Huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra và các tác giả nhận thấy rằng huyết áp tâm trương dưới 70 mm thì rất có khả năng bị chứng mất trí nhớ. Đặc biệt, huyết áp giảm 10 mm thì nguy cơ bị mất trí tăng 20%. Và những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần.
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Và một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 10 – 15% giống như tăng huyết áp; 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.
III. Triệu chứng
Mỗi khi có những biểu hiện nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt hay choáng váng, xây xẩm mặt mày…nặng hơn có thể ngất xỉu, đó là những triệu chứng điển hình của căn bệnh huyết áp thấp, bạn thường uống 1 cốc trà gừng, cà phê hay sữa nóng… và nằm nghỉ ngơi.
Những triệu chứng đó tạm thời giảm đi nhưng rồi lại tái phát sau đó. Vậy nguyên nhân của huyết áp thấp là gì, liệu có phương pháp chữa trị nào mang lại hiệu quả tốt hơn cho căn bệnh mà bạn đang mắc phải ?
Ở người bình thường, chỉ số huyết áp dao động trong khoảng từ 110-120 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 70-80 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Huyết áp thấp (Hypotension) là chỉ số huyết áp đo được thấp hơn 90/60 mmHg kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, ngủ gà, sợ lạnh, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… nặng hơn thì choáng váng, ngất xỉu… huyết áp thấp không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận…
III. Điều trị
Về phương pháp điều trị, hiện nay chưa có một loại thuốc Tây y nào có hiệu quả lâu dài đối với căn bệnh này. Trong những trường hợp cấp thiết, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như heptaminol, metaraminol…
Khi bị huyết áp thấp, bệnh nhân thường được tư vấn chế độ ăn mặn hơn bình thường và bổ sung thêm các đồ uống có chất kích thích như chè, cafe,…Để hạn chế tụt huyết áp tư thế, bệnh nhân được khuyên không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột từ tư thế thấp sang tư thế cao.
IV. Biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp.
- Thay đổi tư thế đúng, khi ngủ máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy: để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống; ngồi một lúc rồi mới đứng lên.
- Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.
- Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.
- Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp.
- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một ít muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi.
- Uống đủ lượng nước là rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
- Tránh xa các loại đồ uống có cồn. Vì sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể.
Khi huyết áp thấp hoặc sợ hãi, đói… người bệnh cần uống trà đường hay ăn kẹo ngọt rồi thả lỏng cơ thể, nằm yên tĩnh để lấy lại thăng bằng. Nhưng trong trường hợp huyết áp thấp do mất máu khi bị thương, mất nước do tiêu chảy kéo dài… cần phải gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.