Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách phòng tránh và sơ cứu người bị điện giật

Chúng ta rất dễ bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện đã quá cũ hoặc các thiết bị điện bị hỏng hóc gây rò rỉ điện, hoặc không may do bất cẩn chạm vào nguồn điện.

Vậy chúng ta nên xử trí như thế nào khi gặp trường hợp cớ người bị điện giật và cần sự trợ giúp?
Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh và sơ cứu người bị điện giật nhé.

Cách phòng tránh và sơ cứu người bị điện giật

Biểu hiện người bị điện giật

–  Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồ điện.

–  Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật các cơ của cơ thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa. Điều này cực kì nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.

–  Rất nguy hiểm nếu bạn bị điện giật, dòng điện sẽ chạy trong cơ thể có thể gây bỏng vùng tiếp xúc, nặng hơn có thể gây bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn đến tử vong. Do đó, chúng ta cần nắm vững cách xử trí khi gặp trường hợp này.

Cách sơ cứu người bị điện giật

–  Tai nạn điện giật có đặc thù riêng, không giống với tai nạn khác ở chỗ, nếu người sơ cứu không cẩn thận và không bình tĩnh sẽ rất dễ trở thành nạn nhân tiếp theo. Do đó, khi có người bị điện giật bạn cần hết sức tỉnh táo để ngắt nguồn điện bằng cách đóng cầu dao.

–  Tiếp đó, hãy nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện: dây điện… bằng cách sử dụng găng tay cao su, đúng trên tấm ván gỗ, dùng gậy gỗ gạt dây điện ra khỏi cơ thể nạn nhân.

–  Với trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh: cần theo dõi nhịp nạn nhân vì rất có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra.

–  Với trường hợp nạn nhân bất tỉnh, cần tiến hành hô hấp nhân tạo theo các bước sau:

   Bước 1: đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt. cách này sẽ giúp cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân tự chảy ra ngoài, giúp nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.

   Bước 2: 

    + Hà hơi thổi ngạt: Phương pháp này được thực hiện theo kiểu miệng – miệng với những nạn nhân không bị tổn thương miệng. Còn đối với những nạn nhân bị thương ở miệng ta sẽ dùng cách miệng – mũi.

Thao tác như sau: Đặt nạn nhân nằm ngửa, cằm hơi chếch lên trên. Kẹp chặc mũi nạn nhân và kề miệng bạn vào miệng nạn nhân, thổi một hơi thật mạnh trong vòng 1 giây và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm ngửa lên trên lại và thổi ngạt lần thứ hai.

    + Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3-4 cm với tần suất 60-80 lần/phút.

Hai phương pháp này sẽ giúp cho đường thở của nạn nhân được thông, giúp nạn nhân có thể hô hấp trở lại.

–  Ngay sau khi sơ cứu, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở ý tế nơi gần nhất để được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.

Những lưu ý khi sơ cứu người bị điện giật

– Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.

– Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân

Cách phòng tránh điện giật

– Không dùng tre, tầm vông hoặc các oại cây que nhỏ để làm trụ điện

– Sử dụng loại dây điện có chất lượng tốt, phù hợp với công suất điện

– Chỉ sửa chữa điện khi đã ngắt cầu dao

– Bố trí nguồn điện trên cao quá tầm với của trẻ để đảm bảo trẻ nhỏ không thể chạm tới.

Hãy thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị đã sử dụng trong một thời gian dài trong nhà bạn. Đồng thời, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sơ cứu để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo dieutri9.com
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm