Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chữa nấc ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt có thể do nhiều nguyên nhân như là ăn quá nhiều, nuốt phải không khí khi nhai, hoặc thậm chí là lo lắng, phấn khích. Tuy nhiên trong một số trường hợp nấc cũng có thể do những nguyên nhân nguy hiểm.

Nấc là kết quả của những đợt co thắt đột ngột không chủ động của các cơ hoành. Hiện tượng này khiến cho các dây thanh quản bị kéo lại gần nhau một cách đột ngột tạo ra tiếng nấc.
Nấc cụt có thể do nhiều nguyên nhân như là ăn quá nhiều, nuốt phải không khí khi nhai, hoặc thậm chí là lo lắng, phấn khích. Những tác nhân này có thể gây hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh, nhưng điều này không phải vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp nấc cũng có thể do những nguyên nhân nguy hiểm. Bạn nên lưu tâm nếu trẻ bị nấc quá lâu. Đôi khi nấc có thể gây nên những biến chứng trên hô hấp ở trẻ em, khiến trẻ cần hỗ trợ thở.
Bị nấc trong khi đang ăn
Trẻ dễ bị nấc nếu nuốt phải không khí trong khi bú mẹ hay bú bằng bình. Nuốt quá nhiều không khí có thể tăng nguy cơ nấc ở trẻ. Do vậy trong trường hợp này cần vỗ lưng cho trẻ để giúp trẻ loại không khí ra khỏi dạ dày.
Nếu con bạn bắt đầu bị nấc khi ăn, hay dừng cho ăn lại và giúp trẻ thư giãn. Vỗ lưng cho trẻ hoặc đưa trẻ đi lại có thể giúp cắt cơn nấc.
Một vài trẻ dễ bị nấc hơn những trẻ khác. Nếu con bạn hay bị nấc thường xuyên thì nên bắt đầu cho trẻ ăn khi trẻ cảm thấy ổn. Tuy nhiên việc trẻ phải chờ đợi quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị nấc do khi bị đói sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Khi nào hiện tượng nấc gây nguy hiểm
Thường thì nấc chỉ gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên đối với một số trẻ sơ sinh, hiện tượng nấc có thể là do gặp phải những vấn đề về hô hấp. Trẻ đẻ non thường phải sử dụng máy trợ thở.  Một nghiên cứu trên tạp chí Nhi khoa đã chứng minh rằng hiện tượng nấc cụt xảy ra ở trẻ sơ sinh phải dùng máy trợ thở có liên quan đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tắc đường dẫn khí hay suy hô hấp.
Nếu con bạn trong giai đoạn sơ sinh đã từng sử dụng máy trợ thở thì đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sỹ nếu trẻ có dấu hiệu ho hay nấc liên tục. Việc giám sát trẻ chặt chẽ đảm bảo rằng những hiện tượng này không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Các nguyên nhân gây nấc cần quan tâm
Hầu hết mỗi đợt nấc kéo dài nhiều nhất khoảng vài phút. Bạn nên có can thiệp về y tế nếu trẻ bị nấc liên tục hàng giờ. Nguyên nhân có thể là vô hại như là trẻ bị đau họng hoặc màng nhĩ của trẻ bị tác động. Nấc kéo dài có thể là hệ quả của những vấn đề trên tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), hay có khối u trong cổ họng.
Những bệnh về thận và tiểu đường cũng có thể khiến trẻ bị nấc hàng tiếng đồng hồ. Hãy lưu ý đến những dấu hiệu khác như có thay đổi về thói quen ăn uống và giấc ngủ hoặc trẻ hay quấy khóc. Càng cung cấp nhiều thông tin thì các bác sỹ càng dễ dàng chẩn đoán và điều trị cho trẻ.
Điều trị
Nấc trong khoảng thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh hay người lớn thường tự hết. Bạn có thể thử những phương pháp điều trị tại nhà như là uống từng hớp nước khi bị nấc. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của nước trong điều trị nấc nhưng cách này vẫn đáng để thử. Hoạt động nuốt có thể đủ để đưa cơ hoành về trạng thái bình thường. Cho trẻ ngậm vú giả cũng có thể mang lại những kết quả khả quan.
Ngừng thở một vài giây cũng có thể giúp dừng nấc tuy nhiên không nên thử cách này với trẻ. Đôi khi, lắc lư trẻ nhẹ nhàng hay chà xát nhẹ vào lưng trẻ cũng có thể giúp ngừng hiện tượng này. 
Bình luận
Tin mới
Xem thêm