Phát hiện mới: Cây lá liễu có thể "trị" HIV
Cây lá liễu, một loài cây thường xanh được tìm thấy ở vùng ẩm, được cho là có nguồn gốc ở Trung Quốc và được phân bố rộng khắp Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia…
Trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc, lá của cây được dùng điều trị các bệnh như sốt, liệt nửa người, thấp khớp, viêm khớp, nhức đầu, đau tai, đau cơ, rối loạn hô hấp và rối loạn tiêu hóa.
Để tìm vũ khí mới chống căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc hơn 4.500 chiết xuất thực vật, kết quả phát hiện patentiflorin A, có khả năng ức chế sự sao chép ngược (RT), một enzyme cần thiết cho HIV để kết hợp mã di truyền của nó vào DNA của tế bào.
Thuốc chống HIV đầu tiên, AZT (còn được gọi là zidovudine) được phát triển và chấp thuận vào năm 1987. Nó ức chế enzym RT và vẫn là nền tảng của đơn thuốc điều trị HIV ngày nay.
Đồng tác giả Lijun Rong, giáo sư về vi trùng học và miễn dịch học tại Khoa Y, Đại học Illinois (Chicago, Mỹ), cho biết: "Patentiflorin A đại diện cho một tác nhân chống HIV mới có thể được bổ sung vào các phác đồ phối hợp thuốc chống HIV hiện nay để tăng sự đàn áp lên virus và phòng ngừa AIDS".
Trong các nghiên cứu về tế bào người bị nhiễm virus HIV, patentiflorin A có tác dụng ức chế đáng kể lên enzyme RT.
"Patentiflorin A ức chế hoạt động của RT hiệu quả hơn nhiều so với AZT và có thể làm được cả trong giai đoạn sớm nhất khi nhiễm HIV, lúc vi rút xâm nhập vào các tế bào đại thực bào rồi làm cơ thể suy yếu dẫn đến nhiễm trùng khi nó xuất hiện trong tế bào T Hệ thống miễn dịch. Nó cũng có hiệu quả chống lại các chủng kháng thuốc đã được biết đến của virus HIV, làm cho nó trở thành một ứng cử viên đầy hứa hẹn để phát triển hơn nữa thành một loại thuốc chống HIV mới", giáo sư Rong nói.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Natural Products.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.