Virus HIV đã giết chết khoảng 39 triệu người trên toàn thế giới, tính từ năm 1981 (theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới) nhưng rất nhiều người vẫn còn có những hiểu lầm, những thông tin sai lệch về HIV và AIDS.
Dưới đây là 9 hiểu lầm hàng đầu mà những người có hoặc không có HIV/AIDS thường mắc phải, theo ý kiến của các chuyên gia về HIV/AIDS tại Mỹ. Các chuyên gia này là những người trực tiếp điều trị bệnh nhân, giảng dạy cho sinh viên trường y và cung cấp các sự hỗ trợ cần thiết cho bệnh nhân để chống chọi với căn bệnh thế kỷ này.
Hiểu lầm số 1: HIV là bệnh chết người
“Với các phương pháp điều trị hiện nay, những người bị HIV có thể sống một vòng đời với tuổi thọ gần như người bình thường” – Theo bác sỹ Michael Horberg, giám đốc quốc gia về HIV/AIDS tại Trung tâm y tế Kaiser Permanente.
“Từ năm 1996, với sự ra đời của hoạt động điều trị cao, sử dụng thuốc kháng virus, người nhiễm HIV ở những quốc gia công nghiệp có thể sống một tuổi thọ gần như bình thường, miễn là họ dùng đủ số lượng thuốc theo quy định “ - Bác sỹ Amesh A.Adalja, một bác sỹ chuyên ngành về bệnh truyền nhiễm đã được cấp chứng chỉ tại Đại học Pittsburgh bổ sung thêm.
Hiểu lầm số 2: Bạn có thể biết một người có bị HIV/AIDS hay không bằng vẻ bề ngoài của họ
Thông thường, HIV/AIDS không gây ra các dấu hiệu có thể nhìn bằng mắt thường. “Một số người sẽ phát triển các triệu chứng HIV một thời gian ngắn sau khi nhiễm virus, nhưng với một số người khác, triệu chứng có thể xuất hiện sau 10 năm” – bác sỹ Gerald Schochetman, giám đốc cao cấp về các bệnh truyền nhiễm, một người đã từng làm việc tại CDC trong thời gian cao điểm của khủng hoảng AIDS cho biết. Thêm vào đó, những triệu chứng đầu tiên của HIV, bao gồm sốt, mệt mỏi và đau cơ có thể chỉ kéo dài trong vài tuần.
Do vậy, rất khó để xác định xem một người liệu có bị HIV hay không nếu không được chẩn đoán chính xác – bác sy Schochetman nói.
Hiểu lầm số 3: Những người dị tính không cần phải lo lắng về việc nhiễm HIV
“Chúng ta đều biết rằng, nhóm có nguy cơ hiễm HIV cao nhất là nhóm nam đồng tính (MSM)” bác sỹ Horberg cho biết. Nhóm đối tượng này chiếm khoảng 78% số ca mới mắc HIV, theo thống kê của CDC.
“Tuy nhiên, thống kê vào năm 2010, các trường hợp nhiễm HIV ở người dị tính chiếm khoảng 24% số ca mắc mới mắc và khoảng 2/3 trong số đó là phụ nữ”
Nếu bạn hoặc bạn tình dương tính với HIV, bạn hoàn toàn có thể có con. Mặc dù không thể bảo đảm tuyệt đối rằng con bạn sẽ không nhiễm bệnh, nhưng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa kỳ cho biết, có rất nhiều cách để làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Ví dụ một phụ nữ dương tính với HIV có thể sử dụng ART trước và trong quá trình mang thai.
“Miễn là người bệnh uống thuốc đúng chỉ dẫn và không phát hiện thêm tải lượng virus mới, nguy cơ lây bệnh cho con là khá thấp, gần như bằng 0” – chuyên gia trị liệu tâm lý Keeley Teemsam, người chuyên điều trị bệnh nhân HIV/AIDS cho biết.
Hiểu lầm số 5: HIV luôn dẫn đến AIDS
HIV là bệnh nhiễm trùng gây ra AIDS, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những người dương tính với HIV sẽ phát triển thành giai đoạn AIDS.
“Với những cách điều trị gần đây, mức độ nhiễm HIV có thể được kiểm soát và giữ ở mức thấp, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh trong một thời gian dài và do đó, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và giảm nguy cơ chuyển sang giai đoạn AIDS” – bác sỹ Richard Jimenez, hiệu trưởng trường Y tế công cộng tại trường Đại học Walden giải thích.
Hiểu lầm số 6: Với tất cả các phương pháp điều trị hiện nay, HIV không còn là vấn đề lớn
Suy nghĩ này đã dẫn đến việc quan hệ tình dục một cách vô tư và liều lĩnh hơn ở một số người.
“Thế hệ trẻ hiện này là không còn sợ HIV như trước nữa, nhờ có các phương pháp điều trị thành công” bác sỹ Adalja giải thích – “Việc này sẽ làm họ gia tăng những hành vi nguy cơ cao, dẫn đến việc tăng tỷ lệ nhiễm bệnh ở nhóm nam đồng tính cao hơn”
Hiểu lầm số 7: Nếu sử dụng PrEP, tôi không cần phải sử dụng bao cao su nữa.
PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm pre-exposure prophylaxis), là một loại thuốc có thể dự phòng lây nhiễm HIV. Theo bác sỹ Horberg, một nghiên cứu gần đây của trung tâm y tế Kaiser Permanente theo dõi các bệnh nhân sử dụng PrEP trong 2.5 năm cho thấy đây là phương pháp hiệu quả để dự phòng nhiễm HIV.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phương pháp này có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
Hiểu lầm số 8: Nếu bạn âm tính với HIV, bạn có thể quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp bảo vệ
Nếu bạn hoặc bạn tình gần đây mới bị nhiễm HIV, thì tình trạng này có thể sẽ không thể hiện ở kết quả xét nghiệm. Kết quả chỉ thể hiện sau khoảng 3 tháng nhiễm bệnh.
“Các xét nghiệm truyền thống phát hiện HIV bằng cách kiểm tra sự có mặt của các kháng thể trong cơ thể khi bị nhiễm HIV, nhưng sẽ phải mất khoảng 3 tuần đến 3 tháng để các kháng thể này phát triển đủ nhiều để có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm” bác sỹ Schochetman giải thích
Trước khi bạn suy nghĩ xem mình có nên quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ hay không, bạn nên tiến hành xét nghiệm HIV lần thứ 2, sau lần xét nghiệm đầu tiên khoảng 3 tháng, để xác định rằng bạn thực sự âm tính với HIV. Nếu bạn là người thường xuyên quan hệ tình dục, Hiệp hội AIDS San Francisco khuyên ràng bạn nên đi xét nghiệm mỗi 3 tháng một lần.
Hiểu lầm số 9: Nếu cả 2 người cùng nhiễm HIV thì không cần phải sử dụng bao cao su.
“Chủng HIV mới có thể có mức độ kháng thuốc khác với chủng HIV ban đầu. Và virus mới có thể sẽ kháng với các loại thuốc điều trị hiện nay hoặc làm các phương pháp điều trị hiện nay không hiệu quả nữa” – ông giải thích thêm
Kết luận
Trong khi vẫn chưa có cách chữa khỏi HIV/AIDS, những người có HIV vẫn có thể sống lâu hơn và có thể sinh ra thế hệ mới.
Theo CDC, mặc dù số lượng các ca nhiễm mới vẫn giữ nguyên, nhưng có khoảng 50.000 ca nhiễm mới mỗi năm, chỉ tính ở nước Mỹ. “Các trường hợp nhiễm mới lại gia tăng ở một số nhóm đối tượng nhất định, dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ da màu, nam đồng tính trẻ tuổi và đây là những nhóm đối tượng rất khó tiếp xúc” – bác sỹ Jimenez chia sẻ.
Điều này có nghĩa là gì? Bệnh HIV và AIDS vẫn là một trong những vấn đề đáng lo ngại hàng đầu của y tế công cộng. Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định trong các loại xét nghiệm và sự sẵn có của thuốc điều trị, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ hạ mức độ cảnh giác với HIV xuống.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV - Bạn đã biết những gì?
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
Khi cơn đau tim xảy ra, phụ nữ không phải lúc nào cũng cảm thấy giống như ở nam giới.
Việc dùng men vi sinh cùng với một liệu trình kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, nhưng nên bổ sung men vi sinh vào thời điểm nào là tốt nhất?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc giúp con mình có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Hãy cùng cha mẹ tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp trẻ ngủ ngon.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.