Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tế bào tự kháng HIV - phương pháp điều trị HIV hiệu quả nhất từ trước đến nay

Bằng cách tiêm kháng thể trực tiếp vào tế bào, các nhà khoa học đã tạo ra một thế hệ tế bào mới có khả năng tự bảo vệ chính mình khỏi virus HIV.

Tế bào tự kháng HIV - phương pháp điều trị HIV hiệu quả nhất từ trước đến nay

Mới đây, các nhà khoa học đã có một bước đột phá trong điều trị căn bệnh thế kỷ: khiến cho các tế bào có khả năng tự kháng lại virus HIV.

Theo ghi nhận, các tế bào kháng thể sẽ nhanh chóng thay thế tế bào nhiễm virus, giúp hiệu quả điều trị bệnh vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp hiện nay.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu The Scripps (TSRI - California, Mỹ) đã thử nghiệm phương pháp này trên các rhinovirus - nguyên nhân gây ra các chứng bệnh cảm cúm thông thường.

Họ đã sử dụng 1 vector được gọi là lentivirus để chuyển gene mới cho các tế bào của cơ thể. Sau đó, họ tổng hợp các kháng thể gắn với thụ thể tế bào mà virus cần phải tiếp cận, để rồi ngăn không cho virus xâm nhập tế bào và lây truyền bệnh.

Phương pháp mới giống như tiêm vaccine cho tế bào.

Các tế bào có kháng thể sau đó chết đi, nhưng kháng thể vẫn ở lại và tiếp tục nhân bản để bảo vệ các tế bào mới.

Sau khi thành công với các rhinovirus, các chuyên gia tiếp tục thử nghiệm với HIV. Họ nhận ra rằng, virus HIV muốn lan truyền bệnh cần tiếp cận một thụ thể có tên CD4. Và việc còn lại rất đơn giản: chỉ cần chặn các thụ thể này lại, HIV không thể tiếp tục xâm nhập tế bào, rồi chúng chết dần.

Các nhà nghiên cứu đã hợp tác với các nhà điều tra của Trung tâm City the Hope về Trị liệu Gen (Hoa Kỳ) để đánh giá liệu pháp này trong các thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả, theo quy định của liên bang, trước khi tiến hành thử nghiệm trên bệnh nhân.

"Đây giống như một loại vaccine ở cấp độ tế bào" - giáo sư Richard Lerner, chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.

Theo Lerner, phương pháp mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các liệu pháp cũ. Trước kia, kháng thể trôi nổi một cách tự do trong mạch máu, còn nay sẽ bám vào các tế bào và tiếp tục sinh sôi.

Tế bào kháng thể sẽ bám vào các thụ thể, không cho virus tiếp cận tế bào.

Về mục tiêu của nghiên cứu, các chuyên gia cho biết họ sẽ tìm ra cách để kiểm soát và loại bỏ HIV mà không cần đến bất kỳ phương thuốc điều trị nào khác.

Tuy nhiên, tiến sĩ Carl Dieffenbach từ Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Anh Quốc lại cho rằng ý tưởng này có vấn đề khi triển khai liệu pháp gene. Ông đặt ra câu hỏi: Làm sao để biết chính xác đã đặt kháng thể vào đúng loại tế bào?

"HIV có một lượng biến thể lớn, và điều gì sẽ xảy ra nếu như có một lượng virus không bám kháng thể ta mong muốn? Kết quả là kháng thể sẽ giết chết tế bào, trong khi virus thì vẫn tiếp tục phát triển" - Dieffenbach chia sẻ.

Vậy nên, các nhà nghiên cứu đang tiến hành hợp tác với Trung tâm City the Hope về Trị liệu Gen (Hoa Kỳ). Đây là quy định của liên bang, nhằm đánh giá liệu pháp về tính an toàn và hiệu quả trước khi thử nghiệm trên cơ thể người.

Niềm hy vọng lớn đã có, và tính hiệu quả thế nào, xin hay để tương lai trả lời.

Theo Trí Thức Trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm