Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các xét nghiệm HIV cần biết

Nếu bạn lo lắng rằng đã bị phơi nhiễm với HIV, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm HIV giúp sàng lọc và chẩn đoán. Nhiễm HIV không đáng sợ đến mức như bạn nghĩ, nếu được điều trị đúng cách bạn sẽ có cuộc sống bình thường như bao người khác. Biết được tình trạng HIV của mình sớm còn giúp bạn phòng ngừa HIV cho mọi người xung quanh bạn.

Bạn đang có nguy cơ cao bị nhiễm HIV , bạn nên đi xét nghiệm nếu bạn thuộc một trong số các trường hợp sau:

  • Bạn có nhiều bạn tình
  • Bạn quan hệ tình dục không an toàn với một người có HIV dương tính
  • Bạn đã tiêm chích ma túy sử dụng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ khác.
  • Bạn nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như herpes, viêm gan, viêm gan hoặc bênh lao
  • Bạn quan hệ tình dục do thuốc hoặc do tiền
  • Bạn quan hệ tình dục với một người lạ

Có rất nhiều xét nghiệm để chẩn đoán HIV, một số xét ngiệm khác được sử dụng để theo dõi đánh giá tình trạng bệnh ở những người điều trị ARV. Dưới đây là các xét nghiệm đó.

Một số xét nghiệm chẩn đoán 

Những xét nghiệm này không thể phát hiện HIV trong máu ngay sau khi bị nhiễm virus vì khi nhiễm HIV cơ thể sản sinh kháng thể để đáp ứng lại với sự lây lan của HIV trong cơ thể, quá trình này sẽ mất một thời gian khoảng từ 2-8 tuần hoặc có thể tới 6 tháng. Các xét nghiệm chuẩn sử dụng mẫu máu, nước tiểu hoặc dịch tiêt để sàng lọc kháng thể tùy thuộc vào mục đích.

 
  • Test kháng thể nhanh:  phần lớn các test HIV nhanh sử dụng máu để phát hiện ra kháng thể, nhưng cũng có những test sử dụng nước bọt. Kết quả sẽ có sau 30 phút và kết quả khá chính xác. Tuy nhiên test nhanh không được sử dụng để chẩn đoán xác định HIV.
  • Xét nghiệm kháng thể/ kháng nguyên: một số xét ngiệm được khuyến cáo của trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ có thể phát hiện HIV sớm tới 20 ngày so với các xét nghiệm chuẩn trước đây. Các xét nghiệm này phát hiện ra kháng nguyên HIV sau 2-4 tuần nhiễm virus. Những xét nghiệm này cũng phát hiện được kháng thể HIV. Kết quả dương tính với kháng nguyên sẽ được điều trị sớm để tránh sự lây truyền virus của người mắc sang những người khác. Các xét nghiệm này chỉ sử dụng máu để làm xét nghiệm.
  • Các test kháng thể/kháng nguyên nhanh: cho kết quả sau 20 phút
  • Các bộ kit xét nghiệm tại nhà (mới chỉ có tại Mỹ) gồm hai loại: lọai sử dụng mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm chuyên biệt và loại sử dụng nước bọt thì cho kết quả sau 20-40 phút ở nhà.
     
Các xét nghiệm theo dõi tình trạng HIV sau chẩn đoán
Trong khi điều trị HIV, các bác sỹ cũng sẽ tiến hành một số xét nghiệm để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn, xác định khi nào bạn cần bắt đầu điều trị và kiểm tra tình trạng đáp ứng điều trị của bạn.  Các xét nghiệm này bao gồm:
  • Xét nghiệm số lượng tế bào CD4: CD4 là một protein có trên bề mặt của tế bào bạch cầu T-helper loại tế bào giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Đây là loại tế bào mà HIV tấn công. Thông qua số lượng tế bào TCD4 bác sỹ sẽ biết được tình trạng HIV của bạn. Xét nghiệm này được tiến hành thường xuyên cứ sau 3-6 tháng. Số lượng CD4 bình thường là 500 tế bào/mm3 máu.  Lượng CD4 thấp hơn nghĩa là tình trạng virus đang phát triển mạnh. Các khuyến cáo hiện nay đều cho phép điều trị nếu số lượng tế bào CD4 dưới 500; dưới 200 tế bào/mm3 được coi là chuyên sang giai đoạn AIDS.
  • Xét nghiệm tải lượng virus: tải lượng virus thấp nghĩa là tình trạng virus của bạn đã được kiểm soát, bạn đáp ứng tốt với thuốc điều trị và không thể phát hiện được virus trong máu. Bạn được tiến hành xét nghiệm tải lượng virus sau 2-4 tuần điều trị và sau đó là từ 4-8 tuần cho đến khi không còn phát hiện được trong máu. Tuy nhiên tải lượng virus thấp không có nghĩa là bạn không còn nhiễm virus , chỉ là số lượng virus của bạn quá nhỏ để các xét nghiệm có thể phát hiện. Sau khi có tải lượng virus thấp bạn sẽ làm xét nghiệm này sau mỗi 3-4 tháng để chắc chắn là bạn vẫn còn đáp ứng với thuốc.

Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác như các xét nghiệm vể tình trạng  kháng thuốc của bạn, các xét nghiệm công thức máu ( số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin…) và xét nghiệm hóa sinh máu (cholesterol, triglycerid, urê, creatinin, natri, kali, albumin..) để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác, xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, herpes…

Điều quan trọng là bạn phải luôn lên lịch đẻ kiểm tra tình trạng HIV của bạn. Các xét nghiệm sẽ giúp bac sỹ có kế hoạch điều trị và theo dõi tình trạng HIV của bạn

Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm