Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc điều trị và dự phòng viêm não Nhật Bản

Mặc dù xuất hiện quanh năm nhưng đỉnh cao của bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là vào các tháng mùa hè, tập trung ở tháng 6-8.

Thuốc điều trị và dự phòng viêm não Nhật Bản

Mặc dù xuất hiện quanh năm nhưng đỉnh cao của bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là vào các tháng mùa hè, tập trung ở tháng 6-8. Thực tế cho thấy, từ đầu tháng 6 đến nay đã có một số trẻ phải nhập viện để điều trị do mắc bệnh lý này. Do bệnh diễn biến nhanh, để lại hậu quả nặng nề lại dễ nhầm với biểu hiện của viêm đường hô hấp hay một số bệnh gây sốt khác nên việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng giúp hạn chế biến chứng.

Viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ em và biến chứng nặng nề

Virut gây bệnh VNNB thường sống ký sinh trong các vật chủ trung gian như gia súc và các loại chim. Virut này lây lan qua người do bị những giống muỗi mang mầm bệnh thuộc họ Culex (C.tritaeniorhynchus, C.bitaeniorhynchus là chủ yếu) và muỗi thuộc họ Aedes (A.togoi, A.japonicus) đốt. Ở Việt Nam, mùa hè là thời điểm số ca mắc VNNB tăng cao nhất, bệnh nhân thường là trẻ em dưới 10 tuổi sức đề kháng của cơ thể còn yếu.

Những biến chứng sớm có thể xuất hiện ở bệnh nhân trong thời kỳ lui bệnh như: viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm hoặc phải thở ôxy, hút đờm dãi không đảm bảo vô trùng; viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu; rối loạn dinh dưỡng; bại hoặc liệt nửa người; rối loạn phối hợp vận động; giảm trí nhớ nghiêm trọng và rối loạn tâm thần... Những biến chứng muộn hơn có thể xuất hiện sau vài năm, thậm chí hàng chục năm, thường gặp là động kinh và Parkinson.

Thuốc điều trị bệnh

Giống như hầu hết các bệnh lý do virut gây ra khác, bệnh VNNB chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, mục tiêu điều trị chính là kiểm soát triệu chứng, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virus cấp tính ở thần kinh trung ương, cần điều trị sớm.

Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, tùy thuộc tình trạng mà bệnh nhân được dùng một số loại thuốc sau:

Thuốc hạ sốt: Để giảm thân nhiệt của cơ thể, loại thuốc thường được dùng cho trẻ em có thành phần paracetamol hoặc ibuprofen. Khi dùng thuốc này cần chú ý đến thời gian được khuyến cáo về khoảng cách giữa hai lần sử dụng để tránh hiện tượng quá liều thuốc. Nếu chưa đến thời gian của lần uống thuốc sau mà trẻ vẫn sốt cao thì cần áp dụng biện pháp lau người bằng nước ấm, cởi bỏ bớt quần áo...

Thuốc chống phù não: Phù não làm áp lực nội sọ tăng và áp lực tưới máu giảm tới một mức mà không còn tuần hoàn não, không còn tưới máu não gây chết não. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh được sử dụng dịch truyền ưu trương như dung dịch glucose các nồng độ 10, 20, 30% tùy thuộc từng trường hợp hoặc thuốc lợi tiểu mannitol bằng đường truyền tĩnh mạch. Trường hợp phù não nặng, có co giật thì dùng dexamethason tiêm tĩnh mạch.

Thuốc an thần: Nếu người bệnh có biểu hiện kích thích, vật vã có thể sử dụng thuốc diazepam có tác dụng an thần, giải lo âu. Đây là thuốc thuộc nhóm benzodiazepine, tác động lên não bộ và dây thần kinh (hệ thống thần kinh trung ương) thông qua hệ dẫn truyền GABA (Gamma Amino Butyric Acid), một loại hóa chất tự nhiên nhất định trong cơ thể.

Thuốc chống co giật: Phenobarbital có thể sẽ được dùng sớm để dự phòng cơn co giật cho bệnh nhân.

Thuốc điều chỉnh rối loạn điện giải: Dựa vào điện giải đồ của từng trường hợp cụ thể để bù đủ nước và điện giải. Có thể sử dụng dung dịch natri clorid và glucose đẳng trương. Lượng dịch truyền được tính theo trọng lượng cơ thể.

Thuốc chống sốc: Khi gặp tình trạng sốc, cần truyền dịch theo phác đồ chống sốc, có thể tiêm adrenalin, ephedrin hoặc truyền tĩnh mạch dopamin, dobutamin nếu kèm viêm cơ tim.

Kháng sinh: Kháng sinh được lựa chọn để dự phòng bội nhiễm thường được chỉ định là kháng sinh phổ rộng tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân và loại vi khuẩn nguy cơ xâm lấn gây bệnh. Có thể sử dụng nhóm kháng sinh thế hệ sau của beta-lactam, hay một số macrolid và fluoroquinolon...

Ngoài ra, một số biện pháp hỗ trợ chức năng hô hấp, tim mạch được sử dụng kết hợp như thở ôxy, hút đờm dãi khi tăng tiết dịch khí quản, rối loạn nhịp thở nặng hoặc ngưng thở.

Thuốc để phòng bệnh

Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, cách tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ từ 1-5 tuổi. Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản được tiêm 2 mũi đầu cách nhau 7-14 ngày, sau đó 1 năm tiêm nhắc lại mũi thứ 3 và cứ mỗi 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần.

Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa, môi trường sống, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế muỗi sinh sôi. Đồng thời, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà và loại bỏ các ổ bọ gậy để diệt trừ các vector trung gian truyền bệnh. Đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp diệt muỗi, đuổi muỗi và không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Cuối cùng, nếu có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

ThS. Mai Ngọc Tú - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm