Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thói quen lành mạnh để không mắc cúm mùa

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm theo mùa và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra là tiêm phòng hàng năm, nhưng những thói quen tốt cho sức khỏe như tránh những người bị bệnh, che miệng khi ho và rửa tay thường xuyên có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như cúm mùa. Ngoài ra còn có các loại thuốc kháng virus cúm có thể được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh cúm.

Bệnh cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus cúm gây ra và lây lan trực tiếp từ người sang người. Bệnh cúm mùa ảnh hưởng đến hệ hô hấp chủ yếu là mũi và cổ họng. Bệnh bùng phát phần lớn theo mùa có thể dự đoán được và xảy ra hàng năm.

 

Áp dụng các mẹo dưới đây giúp bạn bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bệnh cúm cũng như giúp ngăn ngừa lây lan mầm bệnh:

  • Tránh tiếp xúc gần

Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Khi bạn bị bệnh, hãy giữ khoảng cách với người khác để bảo vệ họ khỏi bị bệnh.

  • Ở nhà khi bạn bị ốm

Nếu có thể, hãy ở nhà trong thời gian bạn bị ốm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh của bạn lây lan sang người khác.

  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi

Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Nó có thể ngăn những người xung quanh bạn khỏi bị bệnh. Virus cúm lây lan chủ yếu qua các giọt bắn được tạo ra khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

  • Làm sạch tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi virus. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất tẩy rửa tay có cồn.

  • Tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng

Virus có thể lây lan khi một người chạm vào thứ gì đó bị nhiễm virus và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ.

  • Thực hành các thói quen tốt cho sức khỏe khác

Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào ở nhà, nơi làm việc hoặc trường học, đặc biệt là khi có người bị bệnh. Đừng quên ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất, kiểm soát căng thẳng, uống nhiều nước và ăn thức ăn bổ dưỡng.

Phòng ngừa cúm tại Cơ quan và Trường học

Tại trường học

  • Tìm hiểu về các kế hoạch của trường học, chương trình chăm sóc trẻ em của con bạn nếu dịch cúm bùng phát hoặc một căn bệnh khác xảy ra và liệu tiêm phòng vaccine ngừa cúm có được cung cấp tại trường hay không.
  • Đảm bảo trường học thường xuyên lau chùi các đồ vật và bề mặt mà trẻ thường chạm vào, đồng thời cung cấp đầy đủ khăn giấy, xà phòng, nước rửa tay chứa cồn và khăn lau dùng một lần tại chỗ.
  • Hỏi xem học sinh và nhân viên bị bệnh được tách biệt với những người khác như thế nào và về chính sách nghỉ học đối với học sinh và nhân viên bị bệnh.

Tại nơi làm việc

  • Tìm hiểu về các kế hoạch phòng bệnh tại nơi làm việc của bạn. Nếu có dịch cúm hoặc bệnh khác xảy ra thì nên xem xét liệu tiêm vaccine cúm có được cung cấp tại chỗ làm hay không
  • Thường xuyên làm sạch các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào, bao gồm tay nắm cửa, bàn phím và điện thoại để giúp loại bỏ virus
  • Hãy chắc chắn rằng nơi làm việc của bạn có đủ khăn giấy, xà phòng, nước xoa tay chứa cồn và khăn lau dùng một lần
  • Hướng dẫn người khác về cách thực hiện công việc của bạn để họ có thể giúp bạn trong trường hợp bạn hoặc thành viên gia đình bị ốm và bạn phải ở nhà.
  • Nếu bạn bắt đầu cảm thấy ốm khi làm việc, hãy về nhà càng sớm càng tốt. Hoặc trong trường hợp ốm thì nên xin nghỉ ở nhà để tránh sự lây lan bệnh cho những người khác tại nơi làm việc.
  • Tìm hiểu thêm về cách bạn có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp như cúm tại nơi làm việc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đỉnh điểm cúm mùa: Người dân có nên đổ xô đi mua thuốc Tamiflu?

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp từ CDC) -
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm