Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bất ngờ xảy ra khi bạn cố gắng nhịn "xì hơi"

Theo một thống kê, trung bình một người sẽ xì hơi 13-21 lần một ngày, và đôi khi bạn có thể sẽ xì hơi vào những thời điểm không thích hợp ví dụ như trong cuộc họp hoặc khi đang tập luyện. Vì vậy nhiều người có thể sẽ cố gắng nhịn xì hơi để tránh không bị rơi vào tình huống khó xử. Vậy có tác dụng phụ nào của việc không xì hơi hay không?

Vì sao chúng ta lại xì hơi?

Xì hơi hình thành trong cơ thể chúng ta vì trong đường tiêu hóa luôn có khí. Khi khí thừa tích tụ quá nhiều, cơ thể sẽ giải phóng chúng thông qua 2 cơ chế đó là ợ hơi hoặc xì hơi. Việc ợ hơi sẽ đẩy khí ra khỏi đường tiêu hóa trên (tức là dạ dày và thực quản), trong khi xì hơi liên quan đến việc để khí đi qua phần dưới của ruột.

Mặc dù có nhiều lý do khiến chúng ta bị đầy hơi trong ruột, nhưng có hai thủ phạm phổ biến: Đầu tiên, chúng ta nuốt rất nhiều không khí khi ăn quá nhanh hoặc nhai kẹo cao su. Thứ hai: hệ vi sinh vật của chúng ta tạo ra khí khi lên men chất xơ. Thêm vào đó, khi phân hủy thức ăn ở ruột già,các vi khuẩn sẽ sinh ra khí hydro, carbon dioxide và metan.

Vì bất kỳ nguyên nhân nào, cuối cùng thì khí nếu không được giải phóng thông qua ợ hơi sẽ đi qua đường tiêu hóa và được thải ra ngoài bằng xì hơi.

Vậy nhịn không xì hơi có gây hại?

Khi nhịn xì hơi, bạn đang cố gắng siết chặt cơ vòng hậu môn vì vậy khí không có nơi để thoát ra và bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa. Nhưng ruột là một cơ quan có chiều dài lớn do đó đầy hơi có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan đến hệ tiêu hóa khác trong cơ thể.

9 reasons why you should never hold a fart | The Times of India

Nguy hại của việc nhịn xì hơi

Nhịn xì hơi gây ra đầy bụng

Nếu bạn đã từng nhịn xì hơi, bạn có thể cảm nhận bụng mình căng tròn lên quả bóng. Đầy hơi xảy ra khi ruột của bạn giãn ra với khí và chiếm nhiều không gian hơn trong khoang bụng.

Nhịn xì hơi có thể gây đau hoặc khó chịu

Ruột có hình ống do đó khi càng nở ra, ruột sẽ gây ra cảm giác căng phồng và khó chịu. Với tất cả áp lực tạo ra trong ruột, không có gì ngạc nhiên khi nhịn xì hơi có thể gây ra đau bụng.

Khí thừa có thể di chuyển đến phổi

Dù bạn có tin hay không, nhưng khí thừa có thể được hấp thụ qua thành ruột vào máu và cuối cùng có thể đến phổi và được thở ra. Tuy nhiên, nếu không xì hơi, hơi thừa cũng sẽ có thể thoát ra từ miệng và gây ra hơi thở hôi.

Nhịn xì hơi có thể khiến tình trạng tắc ruột trở nên tồi tệ hơn

Trong một số trường hợp hiếm gặp, ngăn cản quá trình xì hơi có thể gây ra vấn đề ở những người mắc tình trạng nguy hiểm, ví dụ như tắc ruột. Một số nguyên nhân gây tắc ruột có thể kể đến gồm các chất kết dính, thoát vị, u cục, ung thư hoặc một số loại thuốc. Khi có sự tắc nghẽn ở trong ruột, sự di chuyển của thức ăn hoặc phân sẽ bị cản trở.

Nếu bạn gặp bất kỳ một nguyên nhân nào, nhịn xì hơi có thể làm tăng áp lực ổ bụng và làm tình trạng căng chướng trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến rách ruột.

Cách để giảm đầy hơi

Mặc dù bạn không thể kiểm soát hoàn toàn tần suất xì hơi, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp để loại bỏ khí thừa và xì hơi ít hơn.

  • Loại bỏ các thực phẩm gây đầy hơi: Tốt nhất bạn nên sử dụng một quyển sổ ghi chép xem những thực phẩm nào khiến bạn xì hơi thường xuyên hơn. Đối với nhiều người, thực phẩm từ sữa, gluten có thể gây ra đầy hơi, vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện tình trạng đầy hơi này.
  • Ăn chậm: Khi bạn dành thời gian để nhai, bạn sẽ tránh được việc nuốt quá nhiều không khí. Và ít không khí hơn trong ruột sẽ giúp bạn ít xì hơi hơn.
  • Hạn chế đồ uống có ga. Đồ uống có ga chứa rất nhiều hơi và chất tạo ra khí do đó hạn chế đồ uống này sẽ giúp bạn không bị đầy hơi.
  • Tập thể dục thường xuyên: Nếu bạn là người ít vận động thì ruột của bạn cũng sẽ ít co bóp hơn, do đó khí thừa sẽ tích tụ nhiều hơn. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy các quá trình trong ruột diễn ra nhanh hơn.
  • Nhận sự tư vấn của các bác sĩ tiêu hóa: Một số tình trạng liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột có thể góp phần hình thành khí dư thừa. Do đó bạn nên đi khám chuyên khoa để được đánh giá, tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Khi bạn cố gắng ngăn cản mình xì hơi, hậu quả có thể không quá nghiêm trọng trong hầu hết các trường hợp. Hầu như bạn sẽ cảm thấy đầy bụng và khó chịu tạm thời, tuy nhiên những vấn đề này sẽ mất đi nhanh chóng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao bạn xì hơi lại có mùi? - Phần 1 

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm