Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loét dạ dày có gây đau không?

Đọc bài viết sau để tìm hiểu cảm giác đau do loét dạ dày, những triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải và khi nào bạn nên đi khám bác sĩ.

Loét dạ dày là vết loét hình thành trong niêm mạc dạ dày hoặc ở phần đầu tiên của ruột non (tá tràng). Loét thường do nhiễm vi khuẩn hoặc do dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Những yếu tố này có thể làm cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương do axit được tạo ra trong quá trình tiêu hóa.

 

Loét dạ dày có gây đau không?

 

Đau do loét như thế nào?

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày. Nó thường là một cơn đau âm ỉ hoặc nóng rát. Những người bị loét dạ dày cũng cho biết rằng rằng cơn đau của họ không lan rộng. Thay vào đó, nó thường nằm ở một điểm.

Vị trí đau loét thường là giữa rốn và xương ức của bạn. Cơn đau có thể đến rồi đi và có thể cảm thấy dễ chịu hơn trong một thời gian nếu bạn dùng thuốc kháng axit. Đầu tiên bạn có thể nhận thấy cơn đau giữa các bữa ăn hoặc trong đêm khi bạn đang cố gắng ngủ.

Đọc thêm bài viết: Dự phòng viêm loét dạ dày và chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày

Cơn đau do loét dạ dày gây ra có thể chỉ kéo dài trong vài phút hoặc có thể kéo dài hàng giờ, lặp lại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Cơn đau có thể được nghiêm trọng hơn bởi các nguyên nhân:

  • Thực phẩm cay hoặc có tính axit
  • Căng thẳng
  • Rượu bia
  • Hút thuốc

 

Loét có các triệu chứng khác không?

Bên cạnh những cơn đau cục bộ, viêm loét dạ dày có thể gây ra một số triệu chứng khác. Triệu chứng có thể nhẹ khi vết loét bắt đầu và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Những triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Cảm thấy no ngay sau khi bạn bắt đầu bữa ăn
  • Cảm thấy no một cách khó chịu sau khi ăn một bữa ăn
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đầy bụng
  • Ợ hơi thường xuyên
  • Trào ngược axit (GERD)
  • Tiêu chảy thường xuyên (khi nhiễm vi khuẩn H. pylori)

 

Khi nào cần được chăm sóc y tế?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào của vết loét. Điều đặc biệt quan trọng là phải được thăm khám nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của mình đang trở nên tồi tệ hơn. Nếu không được điều trị phù hợp, loét dạ dày có thể tiến triển và dẫn đến các biến chứng như chảy máu trong và thủng đường tiêu hóa.

  • Đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn có các biểu hiện sau:
  • Có máu trong phân của bạn (có thể có màu đen, màu hạt dẻ hoặc đỏ)
  • Có máu trong chất nôn của bạn (có thể có màu đỏ hoặc giống như bã cà phê)
  • Đau bụng đột ngột hoặc dữ dội không thuyên giảm hoặc biến mất
  • Có triệu chứng sốc

 

Bạn có thể làm gì để giảm đau do loét?

Mặc dù có một số biện pháp khắc phục tại nhà cho vết loét, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng loét. Trước khi đi khám bác sĩ, có một số biện pháp tự chăm sóc mà bạn có thể sử dụng để giúp giảm đau hoặc ngăn không cho nó trở nên tồi tệ hơn, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit, đặc biệt là những loại có chứa alginate, giúp trung hòa axit và bao phủ dạ dày để giảm đau. Bạn có thể dùng chúng khi bị đau hoặc khi bạn có thể cảm thấy đau, chẳng hạn như sau bữa ăn hoặc khi bạn đang ngủ.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn có thể phức tạp. Tốt nhất là không sử dụng ibuprofen, aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác vì những loại thuốc này có thể gây loét hoặc làm cho vết loét trở nên tồi tệ hơn. Acetaminophen có thể giúp ích, nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.
  • Tránh thức ăn cay hoặc có tính axit: Một số loại thức ăn như thức ăn cay, cà phê, sô cô la, rượu và thức ăn có tính axit (trái cây họ cam quýt, cà chua) có thể gây ra cơn đau do loét hoặc làm cho bệnh nặng hơn. Cố gắng tránh hoặc hạn chế những thực phẩm này.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho loét dạ dày: Thực phẩm nên hay không nên?

 

Phương pháp điều trị nào có thể giúp vết loét mau lành?

Điều trị loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và hỏi bạn về tiền sử sức khỏe của bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm để giúp chẩn đoán vết loét. Sau khi chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ sẽ làm việc với bạn để lập kế hoạch điều trị.

Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị được lựa chọn khi loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Amoxicillin, clarithromycin và metronidazole thường được kê cho nguyên nhân này.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp điều trị loét do H. pylori hoặc do thuốc chống viêm không stedoid gây ra. PPI giúp chữa lành vết loét bằng cách giảm hàm lượng axit trong dạ dày của bạn. Có thể mất từ 4 đến 8 tuần để PPI chữa lành hoàn toàn vết loét.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Thuốc ức chế thụ thể H2 là một loại thuốc khác có thể giúp giảm lượng axit trong dạ dày của bạn.

Loét dạ dày có thể gây đau đớn. Nếu bị loét dạ dày, bạn có thể cảm thấy nóng rát hoặc đau nhói ở một điểm, thường là giữa rốn và xương ức. Đầu tiên bạn có thể nhận thấy cơn đau giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm khi cố gắng ngủ.

Nếu bạn bị đau dạ dày, điều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ. Nếu loét dạ dày không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Với một kế hoạch điều trị thích hợp, bạn có thể giảm đau do loét và trong hầu hết các trường hợp, vết loét sẽ lành.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phương pháp điều trị loét dạ dày đến từ thiên nhiên

BS. Đoàn Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

Xem thêm