Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cẩn trọng khi sử dụng miếng dán chống say tàu xe

Say tàu xe là nỗi ám ảnh của mọi người, nhất là những dịp phải di chuyển xa và nhiều như dịp Tết. Mặc dù miếng dán chống say tàu xe là một lựa chọn hữu ích song bạn vẫn nên cẩn trọng khi sử dụng để tránh các nguy cơ về sức khỏe.

Miếng dán chống say tàu xe giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn. Miếng dán này có thể được dán sau tai của bạn trong tối đa 3 ngày. Các tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra và chúng thường tự biến mất mà bạn không cần phải làm gì hết. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.

Miếng dán chống say tàu xe được sử dụng để giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn. Chúng thường được dùng nếu bạn bị buồn nôn do dùng thuốc hoặc say tàu xe. Miếng dán chống say tàu xe được dán sau tai và có thể giữ nguyên trong tối đa 3 ngày. Có thể dán thêm một miếng khác sau 3 ngày kể từ miếng đầu tiên nếu bạn vẫn cần chống buồn nôn.

Cẩn trọng khi sử dụng miếng dán chống say tàu xe 

Miếng dán chống say tàu xe có một số tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ, chỉ diễn ra tạm thời và thường sẽ tự hết. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra và bạn cần có sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

 

Các tác dụng phụ phổ biến của miếng dán chống say tàu xe

Miếng dán chống say tàu xe có thể gây ra một số tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và sẽ tự khỏi. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Khô miệng
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Viêm họng
  • Đồng tử giãn

Sau khi bạn dán miếng dán chống say tàu xe, da của bạn sẽ mất ít nhất 4 giờ để hấp thụ thuốc. Điều này thường có nghĩa là sẽ mất ít nhất 4 giờ, và có thể mất đến 8 giờ để bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào.

Hầu hết các tác dụng phụ sẽ giảm bớt sau một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể kéo dài ngay cả sau khi bạn gỡ bỏ miếng dán, vì thuốc vẫn còn trong máu của bạn. Có thể mất một ngày hoặc hơn để các tác dụng phụ biến mất sau khi bạn gỡ bỏ miếng dán chống say tàu xe.

Đọc thêm bài viết: Bí quyết uống rượu không say dịp lễ Tết

 

Tác dụng phụ nghiêm trọng của miếng dán chống say tàu xe

Trong một số ít trường hợp, miếng dán chống say tàu xe có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào trong số này, bạn phải gỡ bỏ miếng dán và được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:

  • Đau mắt hoặc đỏ mắt
  • Tầm nhìn mờ hoặc hình ảnh bị méo mó
  • Đau bụng
  • Khó đi tiểu tiện
  • Nôn mửa
  • Phát ban da, mẩn đỏ hoặc kích ứng
  • Ảo giác
  • Hoang mang
  • Ao tưởng hoặc hoang tưởng
  • Gặp khó khăn khi nói
  • Kích động hoặc bồn chồn
  • Tim đập nhanh
  • Co giật

Những tác dụng phụ này rất hiếm. Một số chỉ được báo cáo ở một số ít người dùng miếng dán chống say tàu xe. Tuy nhiên, vì những tác dụng phụ này rất nghiêm trọng nên điều quan trọng là bạn phải biết về chúng và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào.

 

Ai không nên sử dụng miếng dán chống say tàu xe?

Miếng dán chống say tàu xe không được khuyên dùng cho tất cả mọi người. Bạn có thể muốn tránh sử dụng chúng nếu bạn:

  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong miếng dán chống say tàu xe
  • Mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng
  • Bị động kinh hoặc có tình trạng co giật khác
  • Có bệnh gây ra ảo giác hoặc ảo tưởng
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu tiện
  • Bị tiền sản giật
  • Bị tắc dạ dày hoặc ruột
  • Đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai
  • Đang cho con bú
  • Đang dùng một số loại thuốc: Dị ứng; Bệnh viêm ruột; Bệnh Parkinson; Đau mạn tính; Trầm cảm, lo lắng hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần khác
  • Miếng dán chống say tàu xe không phải là lựa chọn tốt cho một số người mắc bệnh tim, thận và gan.
  • Một số loại thuốc, vitamin và chất bổ sung dinh dưỡng nào mà bạn dùng có thể tương tác với miếng dán chống say tàu xe và gây ra tác dụng phụ.

 

Làm thế nào bạn có thể giảm thiểu tác dụng phụ của miếng dán chống say tàu xe?

Cách tốt nhất để giảm thiểu tác dụng phụ có thể xảy ra của miếng dán chống say tàu xe là sử dụng đúng theo hướng dẫn. Điều này cũng có thể giúp bạn có được hiệu quả tốt nhất từ miếng dán.

Dán miếng dán chống say tàu xe đúng cách:

  • Cẩn thận rửa và lau khô vùng sau tai của bạn
  • Đảm bảo khu vực phía sau tai của bạn không có vết cắt, kích ứng, vết sưng hoặc đau
  • Cẩn thận gỡ miếng dán ra khỏi bao bì, đảm bảo ngón tay không chạm vào mặt dính
  • Đặt miếng dán lên da của bạn với mặt dính được ấn xuống
  • Rửa tay với xà phòng và nước

Khi bạn đã dùng miếng dán, hãy đảm bảo:

  • Tránh để nước dính vào miếng dán
  • Dán miếng dán mới nếu miếng dán cũ của bạn rơi ra
  • Tránh cắt hoặc tỉa miếng dán của bạn nếu nó bị lỏng
  • Dán miếng dán của bạn trong thời gian chính xác theo quy định

Đọc thêm bài viết: Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch dịp lễ Tết

Điều quan trọng là thay đổi miếng dán chống say tàu xe của bạn theo đúng lịch trình mà bác sĩ kê toa. Thay miếng dán quá sớm có thể đưa quá nhiều thuốc vào máu, làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.

Miếng dán chống say tàu xe thường được sử dụng để giúp ngăn buồn nôn và nôn do say tàu xe và một số loại thuốc. Những miếng dán này được dán sau tai, có thể gây ra một số tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và tự biến mất. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng và buồn ngủ.

Thỉnh thoảng, các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra, chẳng hạn như nhìn méo mó, khó đi tiểu, tim đập nhanh và ảo giác. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào trong số này, hãy gỡ bỏ miếng dán của bạn và đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Trước khi sử dụng miếng dán say tàu xe, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về tiền sử bệnh của bạn cũng như bất kỳ loại thuốc và chất bổ sung nào bạn đang dùng. Sau khi bạn bắt đầu sử dụng các miếng dán, hãy làm theo tất cả các hướng dẫn một cách cẩn thận để giảm nguy cơ tác dụng phụ bất lợi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 phương pháp tự nhiên trị say tàu xe

BS. Đoàn Hồng - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm