Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

12 lợi ích sức khỏe của món thịt vịt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ

Vịt là một loài gia cầm thường được chế biến thành thức ăn quen thuộc hàng ngày, trong bữa cỗ, bữa nhậu. Đặc biệt thịt vịt rất phổ biến trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ.

Thịt vịt thường được lấy từ vùng thân vịt, đặc biệt là phần ngực và đùi. Thịt vịt thường được chế biến với món luộc, chiên và nướng. Thành phần dinh dưỡng có trong thịt vịt rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con người.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100 gr thịt vịt gồm: Năng lượng 326 kcal; Chất đạm 16 gr; Hàm lượng chất béo 28,6 gr; Canxi 15 mg; Hàm lượng phốt pho 188 mg; Sắt 2 mg; Vitamin A 900 IU; Vitamin B1 0,1 mg và một số khoáng chất quan trọng khác. Với những chất dinh dưỡng vừa nêu, thịt vịt có 12 lợi ích sức khỏe có thể kể ra sau đây.

Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần

Thịt vịt chứa nhiều khoáng chất, chẳng hạn như khoáng chất đồng, giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định và mạnh mẽ.

Khoáng chất đồng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường cơ thể. Ngoài ra, khoáng chất đồng còn giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể.

Mỡ vịt tốt hơn so với mỡ động vật khác

Nhìn chung, mỡ vịt có nhiều chất béo không bão hòa đơn. Đây là một chất béo tốt giúp giảm cholesterol LDL - còn gọi là "cholesterol xấu", vì vậy phù hợp với người bị rối loạn mỡ máu.

Điều này có nghĩa là thành phần dinh dưỡng của mỡ vịt gần giống với dầu ô liu hơn các loại mỡ động vật khác. Nhiều đầu bếp chuyên nghiệp yêu thích sử dụng mỡ vịt thay cho một số loại dầu thực vật vì mỡ vịt tốt cho sức khỏe, hương vị đậm đà và chất lượng trong nấu ăn.

12 lợi ích sức khỏe của món thịt vịt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ - Ảnh 2.

Món vịt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ rất hợp tiết khí và có lợi cho sức khỏe.

Kích hoạt và khởi động hệ thống thần kinh

Ăn thịt vịt có lợi cho hoạt động hệ thần kinh. Do trong thịt vịt có chứa axit pantothenic. Axit pantothenic giúp giải phóng năng lượng, kích hoạt và khởi động hệ thần kinh. Hệ thần kinh của bạn ổn định, hưng phấn sẽ ngăn ngừa stress, lo âu và chứng trầm cảm.

Giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và loại bỏ khí trong dạ dày

Hàm lượng chất niacin, còn gọi là vitamin B3 trong thịt vịt cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo. Niacin rất hữu ích trong việc khắc phục bệnh đái tháo đường. Với 100 gam thịt vịt quay, có 5,1 mg niacin và cung cấp được 25% nhu cầu niacin hàng ngày cho cơ thể.

Vitamin B3 hay niacin trong thịt vịt có tác dụng loại bỏ các chất khí tích tụ trong dạ dày ruột, giúp ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu cho bạn.

Giúp phát triển các nội tạng, ổn định chức năng và hiệu suất cơ bắp

Có thể khẳng định chắc chắn rằng hàm lượng protein trong thịt vịt rất cao như một nguồn dinh dưỡng và cung cấp năng lượng. Hàm lượng đạm động vật và một ít natri sẽ chi phối mạnh sự phát triển của tế bào cơ và các mô cơ quan, vì vậy rất cần trong thời kỳ tăng trưởng và cho mẹ bầu. Trong 100 gam thịt vịt không da có chứa 23,5 gam protein, cung ứng đủ khoảng 47% nhu cầu protein hàng ngày của bạn.

Thịt vịt chứa natri phù hợp với nhu cầu của cơ thể, giúp nuôi dưỡng cơ bắp và giữ cho chức năng và hiệu suất của cơ duy trì ở mức tối đa. Ngoài ra, hàm lượng natri có thể làm giảm nguy cơ chuột rút cơ.

Tăng cường sinh lực đàn ông, làm chắc khỏe răng và xương

Ăn thịt vịt có thể thúc đẩy hệ thống tuần hoàn và thần kinh có liên quan chặt chẽ đến sinh lực của nam giới. Điều này là do thịt vịt có chứa hàm lượng thiamine, còn gọi là vitamin B1. Trong 100 gam thịt vịt quay, có 0,3 mg thiamine và cung cấp được 17% nhu cầu thiamine hàng ngày của cơ thể.

Trong thịt vịt có chứa khoáng chất phốt pho có khả năng duy trì và làm chắc khỏe răng và xương. Với những tác dụng này, thịt vịt tốt cho hệ vận động và hệ tiêu hóa của bạn.

Chăm sóc da và tóc khỏe mạnh

Thịt vịt có thể đáp ứng nhu cầu về chất béo của cơ thể. Chính chất béo sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì độ ẩm cho da, làm cho da luôn tươi trẻ và căng mịn. Nếu cơ thể bị thiếu chất béo sẽ xuất hiện các dấu hiệu như da bị nếp nhăn và xỉn màu.

Vitamin riboflavin, hay còn gọi vitamin B2 cũng có trong thịt vịt. Vitamin B2 giúp duy trì khả năng sinh sản và sức khỏe của tóc. Ngoài ra, vitamin B2 có thể làm giảm rụng tóc. Với 100 gam thịt vịt quay, chứa 0,5 mg riboflavin, có thể đáp ứng 28% nhu cầu vitamin B2 hàng ngày của cơ thể.

Ổn định nhiệt độ cơ thể và giảm đau họng

Hàm lượng axit béo có lợi trong thịt vịt khá cao. Vì vậy, chất béo trong thịt vịt có thể đóng vai trò làm ấm thân nhiệt để tránh cảm lạnh. Ngoài ra, chất béo trong thịt vịt sẽ bảo vệ cơ thể khỏi sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt ở bên ngoài cơ thể.

Hàm lượng các khoáng chất cao trong thịt vịt rất hữu ích trong việc giảm đau cổ họng và viêm thanh quản, giúp giọng nói hoạt động bình thường và không bị khàn.

Cải thiện hệ thống miễn dịch, chất chống oxy hóa tự nhiên cho cơ thể

Khoáng chất kẽm có trong thịt vịt rất hữu ích giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể. Một hệ thống miễn dịch tốt sẽ ngăn chặn cơ thể khỏi các cuộc tấn công của vi khuẩn và vi rút. Ngoài ra, cơ thể cũng sẽ nhanh lành vết thương hơn, đặc biệt là những vết thương bên ngoài da.

Trong thịt vịt có chứa các chất có khả năng chống oxy hóa cho cơ thể trong việc chống lại các gốc tự do. Chính các gốc tự do tồn đọng trong cơ thể là nguyên nhân của hàng loạt bệnh tật.

Hỗ trợ hoạt động các enzyme trong cơ thể

Trong cơ thể con người, axit pantothenic hoạt động như coenzyme A giúp chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo để giải phóng năng lượng. Thêm nữa, axit pantothenic có vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzym trong cơ thể, vì thiếu hụt axit pantothenic sẽ gây ra các rối loạn tiêu hóa khác nhau. Nhu cầu về axit pantothenic cũng có thể được đáp ứng bằng cách ăn thịt vịt thường xuyên. Hàm lượng axit pantothenic trong 100 gam thịt vịt là 1,5 mg, đảm bảo được 15% nhu cầu axit pantothenic hàng ngày của cơ thể.

Giữ huyết áp ổn định, giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể

12 lợi ích sức khỏe của món thịt vịt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ - Ảnh 4.

Thịt vịt có thể chế biến được rất nhiều món và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Trong cơ thể con người có đủ chất natri có thể ổn định huyết áp. Trong thịt vịt cũng có chứa chất natri nhờ đó huyết áp sẽ được kiểm soát.

Vitamin B6 hay còn gọi là pyridoxine cũng được tìm thấy trong thịt vịt, giúp khởi động quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo trong cơ thể. Mỗi 100 gam thịt vịt quay chứa 0,3 mg vitamin B6, đáp ứng được 13% nhu cầu vitamin B6 hàng ngày của cơ thể.

Giúp tăng trưởng cơ thể và ngăn ngừa thiếu máu

Thịt vịt có hàm lượng vitamin B12 sẽ làm cho các tế bào thần kinh và hồng cầu trở nên khỏe mạnh. Vitamin B12 cũng giúp khởi động một số quá trình chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Trong mỗi 100 gram thịt vịt quay có 0,4 mcg vitamin B12, đáp ứng được 7% nhu cầu vitamin B12 hàng ngày của cơ thể.

Sắt có trong thịt vịt rất hữu ích để đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu hoặc hemoglobin trong cơ thể. Như vậy, sắt từ thịt vịt cũng có thể góp phần ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu hồng cầu.

Tóm lại, ăn thịt vịt mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều hàng ngày, do có một số tác dụng phụ có thể xảy ra do ăn quá nhiều thịt vịt, dẫn đến dư thừa năng lượng và dung nạp quá nhiều lượng chất béo bão hòa không mong muốn cho cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Món ăn thuốc từ thịt vịt.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm