Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư cổ tử cung

Cùng tìm hiểu về ung thư cổ tử cung và biện pháp ngăn ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe của bạn trong bài viết dưới đây:

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào thay đổi trong cổ tử cung của phụ nữ. Loại ung thư này có thể ảnh hưởng đến các mô sâu hơn của cổ tử cung và có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể (di căn), thường là phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng.

Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV), loại virus này có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.

Ung thư cổ tử cung phát triển chậm, vì vậy thường có thời gian để phát hiện và điều trị trước khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Nhờ việc sàng lọc được cải thiện thông qua các xét nghiệm Pap, ngày càng ít phụ nữ tử vong do bệnh này mỗi năm. Phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi có khả năng mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên, hơn 15% trường hợp mắc bệnh là phụ nữ trên 65 tuổi, đặc biệt là những người không được khám sàng lọc thường xuyên.

 

Phân loại ung thư cổ tử cung

Có ba loại ung thư cổ tử cung:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư này hình thành trong niêm mạc cổ tử cung của bạn, chiếm 90% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư biểu mô tuyến: Ung thư này hình thành trong các tế bào sản xuất chất nhầy.
  • Ung thư biểu mô hỗn hợp: Ung thư này có các đặc điểm của cả 2 loại trên.

 

Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung bắt đầu với những thay đổi bất thường trong mô. Hầu hết các trường hợp có liên quan đến nhiễm trùng HPV. Các loại HPV khác nhau có thể gây ra mụn cóc trên da, mụn cóc ở bộ phận sinh dục và các rối loạn về da khác. Những bộ phận khác có thể dẫn đến ung thư liên quan đến âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, lưỡi và amidan.

 

Yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung

Bạn có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nếu bạn:

  • Bắt đầu quan hệ tình dục trước 16 tuổi hoặc trong vòng một năm kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt
  • Có nhiều bạn tình
  • Uống thuốc tránh thai, đặc biệt là trong thời gian dài hơn 5 năm
  • Hút thuốc lá
  • Có một hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

 

Triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung cho đến khi nó trầm trọng hơn, bao gồm:

  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu âm đạo bất thường, chẳng hạn như sau khi quan hệ tình dục, giữa các thời kỳ, sau khi mãn kinh hoặc sau khi khám vùng chậu
  • Tiết dịch âm đạo bất thường

Sau khi nó đã lan rộng, ung thư có thể gây ra:

  • Đau vùng xương chậu
  • Khó đi tiểu
  • Sưng chân
  • Suy thận
  • Đau xương
  • Giảm cân và chán ăn
  • Mệt mỏi

 

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Chảy máu sau khi mãn kinh không bao giờ là bình thường, vì vậy hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang có triệu chứng này. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có kinh nguyệt rất nặng hoặc thường xuyên bị chảy máu giữa các kỳ kinh.

Một số phụ nữ bị chảy máu sau khi giao hợp, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục mạnh. Đây có lẽ không phải vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên nếu bạn bị chảy máu nhiều lần thì bạn cần đi khám ngay. Bạn cũng nên đi khám nếu bạn bị chảy máu âm đạo kèm theo suy nhược hoặc nếu bạn cảm thấy muốn ngất, choáng váng, hoặc bất tỉnh.

Cắt Leep Cổ Tử Cung Là Gì? Theo Dõi Và Chăm Sóc Sau Khi Cắt Leep

 

Thay đổi tiền ung thư cổ tử cung

Những thay đổi bất thường trong các tế bào trên bề mặt cổ tử cung của bạn thường được gọi là tổn thương nội biểu mô vảy. "Tổn thương" có nghĩa là một vùng mô bất thường, “nội biểu mô” có nghĩa là những tế bào này chỉ ở lớp bề mặt.

Đây là những tế bào tiền ung thư. Chúng có thể không trở thành ung thư hoặc xâm lấn các lớp mô sâu hơn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Đọc thêm bài viết: 9 loại trái cây có lợi nên ăn trong và sau khi điều trị ung thư

 

Ung thư xâm lấn của ung thư cổ tử cung

Nếu sinh thiết cho thấy ung thư đã lan xa hơn, bác sĩ có thể sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm để xem liệu nó có lan rộng hay không và bao xa. Chúng bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực để kiểm tra phổi của bạn
  • Xét nghiệm máu để xem liệu nó có lan đến gan của bạn hay không; bạn có thể chụp CT để biết chính xác kết quả
  • Chụp bể thận tĩnh mạch (IVP) hoặc chụp CT để xem xét đường tiết niệu của bạn; nội soi bàng quang có thể kiểm tra bàng quang và niệu đạo của bạn
  • Soi cổ tử cung để quan sát âm đạo của bạn
  • Soi trực tràng sigma và thuốc xổ bari để kiểm tra trực tràng của bạn
  • Chụp CT, MRI hoặc PET các hạch bạch huyết của bạn

Bác sĩ sẽ sử dụng các xét nghiệm này để "phân giai đoạn" ung thư tùy theo mức độ lớn của tổn thương, độ sâu và mức độ lan rộng của chúng. Ung thư cổ tử cung trải dài từ giai đoạn 0 (ít nghiêm trọng nhất) đến giai đoạn IV (bệnh di căn, nghiêm trọng nhất).

 

Các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung được điều trị như thế nào?

Nếu bạn có một tổn thương cấp độ thấp, bạn có thể không cần điều trị, đặc biệt nếu bác sĩ lấy ra vùng tổn thương đó trong quá trình sinh thiết, bạn chỉ cần kiểm tra thường xuyên để theo dõi các vấn đề sau này.

Bác sĩ của bạn có thể sử dụng kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng dòng điện, tạo hình bằng dao lạnh, phẫu thuật lạnh (đông lạnh), đốt (còn gọi là điện nhiệt) hoặc phẫu thuật laser để tiêu diệt khu vực tiền ung thư mà ít gây tổn thương cho các mô khỏe mạnh gần đó.

Trong phương pháp đốt lạnh, một dụng cụ bằng thép được làm lạnh đến nhiệt độ dưới 0 độ sẽ đóng băng các tế bào trên bề mặt cổ tử cung của bạn. Chúng chết và rụng đi để được thay thế bằng các tế bào mới. Cắt bỏ bằng laser sử dụng chùm tia laser để phá hủy các tế bào ở các vùng hoặc lớp mô cổ tử cung, để lại các tế bào khỏe mạnh ở vị trí của chúng.

Bạn sẽ cần khám theo dõi và phết tế bào cổ tử cung sau khi đốt lạnh hoặc cắt bỏ bằng laser để đảm bảo rằng tất cả các tế bào tiền ung thư đã biến mất. Bạn cũng có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung, trong đó bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung của bạn. Nó sẽ giúp bạn không bị ung thư cổ tử cung. Nhưng vì nó lấy đi cơ quan sinh sản của bạn nên bạn sẽ không thể mang thai được nữa.

 

Ung thư cổ tử cung được điều trị như thế nào?

Phẫu thuật và xạ trị là những phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với ung thư cổ tử cung xâm lấn. Những phương pháp khác là hóa trị và liệu pháp sinh học.

Nếu ung thư chỉ ở trên bề mặt cổ tử cung của bạn, bác sĩ có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư bằng các thủ thuật như khoét chóp cổ tử cung bằng dòng điện hoặc dao lạnh.

Nếu các tế bào ung thư đã đi qua một lớp gọi là màng đáy - ngăn cách bề mặt cổ tử cung của bạn với các lớp bên dưới - bạn có thể cần phải phẫu thuật. Nếu bệnh đã xâm lấn các lớp sâu hơn của cổ tử cung nhưng chưa lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, bạn có thể phải phẫu thuật để loại bỏ khối u. Nếu ung thư đã lan vào tử cung của bạn, bác sĩ có thể sẽ đề nghị cắt bỏ tử cung. Cân nhắc ưu và nhược điểm khi cắt bỏ tử cung.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư tại Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để làm hỏng các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Giống như phẫu thuật, bức xạ chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ung thư ở vùng được điều trị.

Hóa trị sử dụng các loại thuốc mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Các bác sĩ thường sử dụng nó cho bệnh ung thư cổ tử cung tiến triển cục bộ hoặc đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Liệu pháp sinh học hoặc liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng để giúp ngăn chặn một loại protein trên tế bào nhằm thu nhỏ khối u hoặc làm chậm sự phát triển của chúng.

Các bác sĩ sử dụng nó nếu hóa trị không hiệu quả hoặc nếu ung thư đã lan rộng. Bạn sẽ được truyền các thuốc này qua tĩnh mạch cứ sau 3 tuần.

 

Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Chìa khóa để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là phát hiện sớm những thay đổi của tế bào, trước khi chúng trở thành ung thư. Khám vùng chậu thường xuyên và xét nghiệm Pap là cách tốt nhất để làm điều này. Các chuyên gia đề xuất lịch khám như sau:

  • Làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần khi bạn từ 21 tuổi trở lên.
  • Nếu bạn từ 30 đến 65 tuổi, bạn có thể thực hiện cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Ngoài độ tuổi đó, bạn có thể ngừng xét nghiệm nếu bác sĩ cho biết bạn có nguy cơ mắc bệnh thấp.

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi không cần sàng lọc nếu họ đã cắt bỏ cổ tử cung và không có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc tổn thương tiền ung thư.

Nếu bạn đang hoạt động tình dục và có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn, hãy xét nghiệm chlamydia, lậu và giang mai hàng năm. Hãy làm xét nghiệm HIV ít nhất một lần hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ cao.

Tránh HPV cũng rất quan trọng. Các bước để ngăn ngừa nhiễm trùng bao gồm:

  • Không quan hệ tình dục.
  • Sử dụng một biện pháp an toàn, chẳng hạn như bao cao su, nếu bạn quan hệ tình dục.
  • Tiêm vắc-xin HPV. FDA đã phê duyệt Gardasil cho nam và nữ từ 9 đến 26 tuổi. Vaccine giúp bảo vệ chống lại hai chủng virus HPV gây ra 70% ca ung thư cổ tử cung và hơn 50% các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung, âm hộ và âm đạo. Gardasil cũng bảo vệ chống lại các loại virus có liên quan đến hơn 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.
  • Bởi vì hút thuốc lá cũng làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung, bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chậm kinh có phải dấu hiệu của ung thư buồng trứng?

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm