Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh ung thư: Nhịn ăn có giúp "bỏ đói" khối u?

Nhiều người bệnh ung thư thường truyền tai nhau kinh nghiệm không nên ăn nhiều đồ bổ dưỡng vì như vậy sẽ khiến khối u phát triển nhanh. Vậy thực hư điều này thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy rằng các phân tử cảm nhận chất dinh dưỡng được gọi là mTORC1 góp phần vào sự phát triển của khối u và được kích hoạt quá mức trong khoảng hơn 70% bệnh ung thư ở người, bao gồm cả ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu trên động vật chứng minh rằng ức chế mTORC1 sẽ ức chế sự phát triển của khối u.

Các nghiên cứu cho thấy rằng axit amin kích hoạt mTORC1 và việc hạn chế protein trong chế độ ăn uống có thể ức chế sự phát triển của khối u bằng cách giảm mTORC1.

Hạn chế protein để ức chế khối u

Các nhà nghiên cứu thực hiện đánh giá ung thư đại trực tràng ở chuột. Họ phát hiện ra rằng kích hoạt mTORC1 cao hơn khi có axit amin.

Tiếp theo, nghiên cứu đánh giá tác động của chế độ ăn ít protein đối với mô hình chuột bị ung thư đại trực tràng trong hai tuần, sau đó là một tháng hóa trị. Trong khi chế độ ăn của chuột thường là 21% protein, nghiên cứu chỉ cho chuột ăn 4% protein. 

Kết quả phát hiện ra rằng những con chuột có chế độ ăn ít protein ít phát triển khối u sớm hơn và tế bào ung thư chết nhiều hơn so với nhóm đối chứng. Những con chuột này cũng đã giảm kích hoạt mTORC1. Điều này cho thấy rằng các axit amin điều chỉnh hoạt động mTORC1 và việc hạn chế axit amin có thể ức chế sự phát triển của khối u.

Từ các thử nghiệm in-vitro khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn ít protein - cụ thể là giảm axit amin leucine và cystine - đã làm thay đổi tín hiệu dinh dưỡng tới mTORC1 thông qua phức hợp protein GATOR1 và GATOR2.

Khi có nhiều axit amin, GATOR2 sẽ kích hoạt mTORC1. Tuy nhiên, khi lượng axit amin thấp, GATOR1 sẽ vô hiệu hóa mTORC1.

Những bệnh nhân nào nhận được lợi ích từ kết quả này?

Từ thử nghiệm sinh thiết ung thư đại trực tràng ở người, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nhiều dấu hiệu di truyền của mTORC1 tương quan với khả năng kháng hóa trị và kết quả điều trị tồi tệ hơn. Do đó, họ gợi ý rằng việc sàng lọc các gen cảm nhận axit amin có thể cho biết bệnh nhân nào sẽ được hưởng lợi từ chế độ ăn ít protein và bệnh nhân nào sẽ không.

Các tế bào khối u đại trực tràng có thể thay đổi cách cảm nhận các axit amin để tiếp tục kích hoạt mTORC1, dẫn đến tăng sự phát triển và tăng sinh tế bào của các tế bào khối u. mTORC1 có thể được kiểm soát bằng cách hạn chế lượng axit amin hấp thụ - thông qua hạn chế protein trong chế độ ăn uống - và do đó gây ra chết tế bào khối u.

Những gì nuôi tế bào ung thư?

Tế bào ung thư cần một lượng lớn chất dinh dưỡng, bao gồm glucose, axit amin và nucleotide để sinh sôi nảy nở. Mặc dù một số chất dinh dưỡng này có thể được tổng hợp bên trong tế bào, nhưng những chất khác, như axit amin, phải được lấy từ các nguồn thực phẩm.

Vì các chất dinh dưỡng trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, các nhà khoa học nhận thấy rằng việc cho động vật ăn một chế độ ăn ít protein đã tạo ra sự khủng hoảng về cung và cầu đối với các tế bào ung thư ruột, dẫn đến cái chết hàng loạt của tế bào ung thư. 

Việc nuôi dưỡng hoặc bỏ đói các tế bào ung thư là rất phức tạp, nhưng nghiên cứu này cho thấy rằng việc tước đi một số axit amin nhất định sẽ ảnh hưởng đến con đường mTORC-1 dẫn đến cái chết của tế bào ung thư. 

Hạn chế của nghiên cứu

Khi được hỏi về những hạn chế của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng nghiên cứu được thực hiện trên chuột và các dòng tế bào ung thư, chưa được áp dụng lâm sàng trên người. Đồng thời, mặc dù kết quả nghiên cứu rất hứa hẹn nhưng chế độ ăn ít protein không phải là giải pháp lâu dài.

LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ ĂN ÍT ĐẠM CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Vì bệnh nhân ung thư thường bị teo cơ nên việc đưa bệnh nhân vào chế độ ăn ít protein trong thời gian dài không phải là ý tưởng tốt. Khi các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng, chúng có thể cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phục hồi sau các phác đồ hóa trị. Do đó, đưa ra chế độ ăn ít protein vào các thời điểm quan trọng, chẳng hạn như một tuần trước/sau khi hóa trị, có thể phối hợp trong việc loại bỏ các tế bào khối u có nhu cầu dinh dưỡng cao này. 

Các nhà khoa học đang đánh giá xem liệu việc giảm các axit amin cụ thể có thể bắt chước tác động của chế độ ăn ít protein mà không có tác dụng phụ tiêu cực như suy dinh dưỡng và giảm cân hay không.

Kết quả, mặc dù nghiên cứu đã mở ra hướng mới trong hỗ trợ điều trị ung thư và loại bỏ khối u. Các nhà khoa học thực sự khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ chuyên khoa ung thư và chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng bất kỳ chế độ ăn nào.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một trong những cách đơn giản nhất giúp phòng chống nhiều bệnh, trong đó có ung thư. Nếu bạn muốn có một chế độ dinh dưỡng cân bằng được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, hãy đăng ký khám dinh dưỡng cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa ung thư

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 09/06/2023

    Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con đừng chỉ nghĩ thiếu thì tự cho uống

    Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.

  • 09/06/2023

    Bao nhiêu tuổi là quá trẻ để dùng Tampon?

    Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.

  • 08/06/2023

    Sĩ tử nên ăn gì và kiêng gì để có sức khỏe tốt, tăng cường trí nhớ trong mùa thi?

    Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.

  • 08/06/2023

    10 loại thực phẩm dễ gây bất dung nạp

    Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.

  • 08/06/2023

    6 biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh viêm khớp

    Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.

  • 08/06/2023

    Dinh dưỡng trong một số trường hợp bệnh lý khi mang thai

    Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.

  • 08/06/2023

    Những quan niệm sai lầm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ

    1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì

  • 08/06/2023

    8 nguyên nhân gây cứng khớp

    Cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi các khớp gối, bàn tay, ngón tay, cúi người… Đây là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến….và nhiều nguyên nhân khác.

Xem thêm