Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc với đa số người dân Việt Nam. Ở nước ta có nhiều loại khoai lang được trồng ở khắp nơi như khoai lang trắng, khoai lang tím, khoai ruột vàng.
Khoai lang rất dễ chế biến thành nhiều món ăn dân dã như luộc, nướng, làm mứt, làm bánh, nấu chè,…
TS. Nguyễn Việt Hoàng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội cho biết, khoai lang được cho là loại thực phẩm bình dân nhưng có nhiều giá trị tuyệt vời. Khoai lang rất giàu các chất dinh dưỡng cần thiết như mangan, canxi, vitamin A, vitamin B, choline,… Trong củ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe.
Sự hoạt động trơn tru của phổi là rất quan trọng đối với hệ thống hô hấp. Ăn khoai lang thường xuyên giúp duy trì mức vitamin A trong cơ thể bạn. Vitamin A rất quan trọng đối với phổi để giữ cho phổi hoạt động khỏe mạnh.
Một trong những loại vitamin quan trọng nhất đối với mắt là vitamin A, giữ cho đôi mắt khỏe mạnh.
Khoai lang rất giàu beta-caroten, một dạng tiền chất của vitamin A. Do đó, khi tiêu thụ khoai lang hàng ngày sẽ giúp cung cấp một lượng vừa đủ beta-caroten rất hữu ích cho đôi mắt của bạn.
Khoai lang chứa nhiều beta-caroten tốt cho thị lực của bạn.
Khoai lang cũng có một số đặc tính giúp duy trì sức khỏe tim mạch. Trong củ khoai lang có chất anthocyanin, đặc biệt ở phần vỏ có chứa nhiều anthocyanin hơn trong phần ruột.
Theo nghiên cứu của David Heber, Đại học Havard (Hoa Kỳ), chất anthocyanin có thể giảm thiểu các cơn đau tim do đột quỵ và ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông trong lòng mạch.
Bệnh nhân đái tháo đường ăn mất cân bằng có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến tình trạng sức khỏe ngày càng trầm trọng.
Trong khoai lang có chứa nhiều chất xơ, ít chất béo, lượng đường thấp nên có lợi cho người mắc bệnh đái tháo đường. Một số nghiên cứu còn cho thấy anthocyanin có trong khoai lang có tác dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết. Vì vậy, khoai lang là thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Người bệnh đái tháo đường có thể ăn được khoai lang do có chỉ số đường huyết thấp.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Đánh giá phê bình về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, trong khoai lang chứa nhiều tinh bột kháng – chất này có thể hỗ trợ giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo một số cách. Một trong những cách là nó giải phóng các peptide khiến cơ thể bạn nhận biết được sự thèm ăn của bạn, đồng thời nó cũng làm giảm lượng chất béo được lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Lưu ý, lớp vỏ khoai lang cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do vậy, khi chế biến khoai lang bạn nên hạn chế gọt vỏ khoai. Nên rửa thật sạch lớp đất bẩn phía bên ngoài và luộc ăn cả vỏ.
Trong khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị, dẫn đến ợ chua, nóng ruột,… Để tránh gặp phải tình trạng này, khoai lang phải được luộc kỹ, nướng thật chín hoặc hấp chín hoàn toàn trước khi ăn. Khi ăn khoai lang mà gặp hiện tượng đầy bụng thì nên uống một chút nước gừng giúp điều hòa tiêu hóa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc quý từ… khoai lang.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.