"Ác mộng" của nhiều chị em trong thời tiết nồm ẩm là tình trạng tóc nhanh bị bết dính.
Tinh dầu tràm trà có đặc tính chống nấm, hỗ trợ bạn kiểm soát gàu và độ nhờn trên tóc hiệu quả. Trong những ngày thời tiết ẩm ướt, bạn có thể thêm tinh dầu tràm trà vào chu trình chăm sóc tóc.
Nếu da đầu bạn khỏe, không dị ứng với tinh dầu tràm trà, hãy làm ướt tóc và massage da đầu với vài giọt tinh dầu. Bạn cũng có thể kết hợp 30ml dầu dưỡng (như dầu dừa) với 5 giọt tinh dầu tràm trà, massage lên tóc và ủ 1 tiếng. Sau đó, gội sạch với dầu gội như bình thường.
Nhiều chị em sử dụng giấm táo – sản phẩm có tính acid tự nhiên – để loại bỏ bớt dầu nhờn trên tóc. Bạn chỉ cần pha loãng giấm táo với nước ấm (cứ 240ml nước thì dùng khoảng 30ml giấm táo). Sau khi gội đầu bình thường, hãy xả tóc với dung dịch này. Để khoảng vài phút rồi xả lại với nước sạch. Biện pháp này có thể thực hiện 2-3 lần/tuần để đẩy lùi tình trạng tóc bết dầu.
Dưỡng tóc với nha đam giúp tóc bồng bềnh, đẩy lùi tình trạng bết dầu.
Nha đam (hay lô hội) không chỉ giàu dưỡng chất với tóc, mà còn có khả năng làm se da, hỗ trợ kiểm soát lượng dầu nhờn mà da đầu tiết ra. Bạn có thể dùng gel nha đam tươi hoặc sản phẩm đóng hộp, lấy 1-2 thìa canh trộn với 1 thìa canh nước cốt chanh. Sau đó, pha loãng hỗn hợp này với 240ml nước và dùng để xả tóc sau khi gội. Dưỡng tóc với nha đam 1 lần/tuần để đạt kết quả tốt nhất.
Trong hỗn hợp muối Epsom (muối magne sulfate) chứa hàm lượng magne cao. Các ion này có thể thẩm thấu vào nuôi dưỡng nang tóc, hỗ trợ giảm hiện tượng viêm và giảm dầu nhờn tiết ra.
Khi chăm sóc mái tóc bết với muối Epsom, bạn nên thêm 2 thìa cà phê muối vào dầu gội, dùng để gội đầu và massage nhẹ nhàng. Để hỗn hợp trên tóc 2-3 phút rồi xả sạch với nước.
Baking soda là biện pháp "chữa cháy" hiệu quả không kém dầu gội khô trong ngày tóc bết dầu, kém sức sống. Baking soda có thể hấp thụ chất nhờn dư thừa được tiết ra trên da đầu giúp tóc sạch nhưng vẫn giữ độ mềm mại.
Lưu ý: Không sử dụng baking soda khi da bạn nhạy cảm hoặc có các vết thương hở, mẩn ngứa trên da đầu.
Gội đầu với nước trà xanh giúp kiểm soát tình trạng bết dầu.
Trong trà xanh có chứa những chất chống oxy hóa polyphenol giúp bảo vệ da đầu, ngăn tình trạng tiết dầu quá mức. Bạn có thể sử dụng các loại dầu gội có chứa chiết xuất trà xanh, hoặc hãm trà xanh và để nguội. Dùng hỗn hợp này để ủ tóc trong vòng 30-40 phút, sau đó xả sạch với nước.
Gội đầu quá thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân khiến da đầu đổ dầu, tóc nhanh bết. Nguyên nhân là da đầu kích thích các nang tóc tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp độ ẩm đã mất đi. Khi đó, bạn có thể giảm tần suất gội đầu, đồng thời dùng lượng dầu gội + dầu xả vừa đủ cho mái tóc của mình.
Trong mùa nồm ẩm, đừng quên vệ sinh lược, băng đô, dụng cụ làm tóc đều đặn.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây ra tóc bết mặc dù gội đầu thường xuyên?
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.