Thiếu năng lượng, tập trung kém là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang bị căng thẳng, stress.
Rụng tóc
Thông thường, một người rụng trung bình 100-200 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên, stress tăng cao có thể khiến tóc rụng thành từng búi kéo dài tới 3 tháng.
Hiện tượng này được gọi là rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển (giai đoạn telogen effluvium). Nhiều giả thuyết cho rằng rụng tóc là do tác động của thần kinh nội tiết và các hormone cơ thể tiết ra khi căng thẳng, nhưng hiện vẫn chưa rõ cơ chế chính xác đằng sau biểu hiện này.
Gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa
Tình trạng stress cao độ có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Theo bác sĩ Maged Rizk – chuyên gia tiêu hóa tại hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ), đường ruột và não bộ có mối liên hệ mật thiết.
Bất cứ cảm xúc mạnh mẽ nào như sợ hãi, lo âu đều ảnh hưởng tới não bộ, từ đó não gửi các tín hiệu đến dạ dày. Hậu quả là bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, hội chứng ruột kích thích tái phát.
Mất ngủ
Căng thẳng, stress kéo dài có thể gây mất ngủ, thiếu ngủ.
Người bị stress thường gặp tình trạng khó ngủ, trằn trọc về đêm, không thể ngủ ngon và sâu giấc. Chất lượng giấc ngủ suy giảm lại dẫn đến tâm trạng tiêu cực như mệt mỏi, cáu gắt.
Da nổi mụn
Stress có thể gây ra nhiều vấn đề da liễu như khiến da nổi mụn, mề đay, mẩn ngứa. Trong đó, cơ thể rơi vào tình trạng stress sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol, khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ. Do đó, mụn trứng cá trên da sẽ nổi lên ồ ạt.
Ngoài ra, stress còn là yếu tố kích thích các bệnh lý như vảy nến, chứng đỏ da rosacea.
Vết thương lâu lành
Khi cơ thể rơi vào trạng thái stress, các vết thương, xước xát ngoài da thường lâu lành hơn thông thường. Nguyên nhân có thể là do khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ hút nước khỏi lớp biểu bì trên da.
Khả năng tập trung kém
Stress có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, chú ý của não bộ. Khi không thể làm việc và học tập năng suất, bạn có thể chán nản, tâm trạng vốn đã thay đổi thất thường do stress lại càng đi xuống.
Các chuyên gia gợi ý, để khắc phục triệu chứng này, người bị stress nên tập thể dục, đồng thời sử dụng các mẹo nhỏ như tắt điện thoại di động khi cần tập trung.
Thiếu năng lượng
Stress mạn tính có thể gây mệt mỏi, cạn năng lượng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bạn có thể nhận thấy mình không còn hứng thú tham gia những hoạt động vốn đem lại niềm vui như trước kia.
Khó thở
Hen suyễn, khó thở là biểu hiện có thể xảy ra ở người gặp stress quá mức. Người bệnh phải nhập viện do cơn hen thường cảm thấy căng thẳng, áp lực trước đó.
Thị lực thay đổi
Nhìn mờ, giật mí mắt là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp stress và cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
Nếu bạn nhận thấy mắt khô mỏi, tầm nhìn bỗng nhiên bị mờ đi, hãy nghỉ ngơi và dành thời gian giải tỏa căng thẳng.
Stress có thể là nguyên nhân cản trở lưu thông máu tới mắt, đồng thời khiến đồng tử giãn ra – cách cơ thể chuẩn bị nhìn chằm chằm vào kẻ săn mồi trong tình huống nguy hiểm. Ngoài ra, căng thẳng còn có thể gây giật mí mắt, hiện tượng này sẽ tự hết khi bạn bình tĩnh trở lại.
Tăng cân
Khi rơi vào trạng thái stress, cơ thể sẽ có xu hướng tích tụ mỡ thừa, nhất là mỡ bụng. Đồng thời, các hormone cơ thể tiết ra khi gặp căng thẳng cũng làm chậm lại tốc độ trao đổi chất, khiến bạn thèm đồ ăn chứa nhiều đường và chất béo.
Nếu những triệu chứng kể trên ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, hãy sớm đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ, chuyên gia tâm lý hỗ trợ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Stress có dẫn đến đột quỵ?
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.