Stress lâu ngày dẫn đến tích tụ mỡ bụng.
Tác động của stress tới vòng eo
Chia sẻ với tờ Telegraph, chuyên gia dinh dưỡng và nội tiết Hannah Alderson cho hay, cortisol là hormone steroid được tuyến thượng thận tiết ra khi cơ thể cảm thấy bị nguy hiểm đe dọa. Hormone này giúp bạn tỉnh táo để ứng phó với tình huống khẩn cấp, như cách tổ tiên loài người săn bắt thú rừng trước đây. Ngoài ra, cortisol làm tăng đường huyết khi cần, cũng như điều hòa nhiều chức năng chuyển hóa.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, công việc, cuộc sống và áp lực từ mạng xã hội đều có thể khiến cơ thể căng thẳng kéo dài và tiết ra cortisol. Khi nồng độ cortisol tăng cao trong thời gian dài, bạn dễ gặp những vấn đề rối loạn nội tiết, béo phì, đặc biệt là tích mỡ ở vùng bụng.
Trạng thái căng thẳng kéo dài làm tăng tích tụ chất béo ở nội tạng và vùng bụng.
Theo chuyên gia Alderson, các hormone căng thẳng như cortisol làm đường huyết tăng vọt, cơ thể có đủ năng lượng để đối mặt với nguy hiểm. Tuy nhiên năng lượng dư thừa không được sử dụng tới sẽ được tích trữ ở vòng eo. Không chỉ làm tăng mỡ dưới da, hiện tượng này còn dẫn tới tích mỡ nội tạng.
Một vài dấu hiệu cho thấy nồng độ cortisol trong cơ thể tăng cao gồm: Tăng cân, tích mỡ ở mặt và bụng; Không thấy đói khi thức dậy; Khối mỡ gù giữa hai xương bả vai (còn gọi là cổ trâu); Dễ bầm tím; Huyết áp cao; Mệt mỏi nghiêm trọng; Yếu cơ; Bồn chồn…
Biện pháp giải tỏa stress và giảm mỡ bụng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chu vi vòng eo trên 94cm ở nam và 80cm ở nữ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng do rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường type 2, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Chuyên gia Alderson nhận định, nếu bạn chỉ mải mê giảm mỡ bụng mà quên chăm sóc sức khỏe thần kinh, bạn sẽ khó có thể duy trì kết quả lâu dài. Để giải tỏa và kiểm soát stress, bạn cần thực hiện các biện pháp giúp cơ thể cảm nhận được trạng thái an toàn:
Kỹ thuật thở hộp
Nhịp thở có ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh trung ương. Một số kỹ thuật thở sâu có thể giúp làm dịu hệ thần kinh đối giao cảm, giúp não bộ cảm thấy an toàn.
Đơn giản nhất là kỹ thuật thở hộp hay thở hình vuông, tức nhịp hít vào dài bằng nhịp thở ra. Cách thực hiện: Hít một hơi thật sâu và đếm chậm rãi từ 1-4. Nín thở trong 4 giây. Sau đó, từ từ thở ra bằng miệng trong 4 giây. Lặp lại việc hít thở trong 5 phút.
Đi bộ ngoài trời 20 phút sau khi ăn
Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn vừa có lợi với đường huyết, vừa giúp giải tỏa stress.
Đi bộ sau bữa ăn hỗ trợ bạn kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng vọt. Ngoài ra, bạn nên đi bộ ngoài trời để ánh sáng hoặc khung cảnh thiên nhiên giúp làm dịu căng thẳng.
Dành thời gian với người thân, bạn bè
Oxytocin – “khắc tinh” của cortisol – được cơ thể tiết ra khi bạn thấy hạnh phúc, được yêu thương và gắn kết với người thân, bạn bè.
Tập thể dục và cải thiện chất lượng giấc ngủ
Huấn luyện viên Chris Richardson – người đồng sáng lập hệ thống phòng tập Zero Gravity Pilates gợi ý, bạn nên tập thể dục 2-3 buổi/tuần, mỗi buổi 45-60 phút. Bạn không nhất thiết phải lựa chọn hình thức tập cường độ cao. Đi bộ, yoga hay Pilates có thể giúp điều hòa nhịp thở và hỗ trợ kiểm soát stress. Ngoài ra, các bài tập tác động sâu tới cơ bụng như plank cũng có hiệu quả cao.
Huấn luyện viên Richardson nhấn mạnh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm cân, giảm mỡ bụng. Một khi có chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, một cách tự nhiên, bạn sẽ ăn uống lành mạnh hơn và có thể kiểm soát các hormone trong cơ thể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mỡ bụng được "đốt cháy" nhanh chóng khi thực hiện 4 điều này.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé