Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thích sạch sẽ và gọn gàng không đồng nghĩa với mắc hội chứng OCD

Nhiều người lầm tưởng rằng việc sạch sẽ, ngăn nắp và thường xuyên dọn dẹp nhà cửa là dấu hiệu của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive - Compulsive Disorder- OCD). Tuy nhiên, OCD thực tế là một rối loạn tâm thần phức tạp với nhiều biểu hiện vượt xa việc đơn thuần ưa thích sự gọn gàng.

OCD là một rối loạn sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và các mối quan hệ của người bệnh.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive - Compulsive Disorder- OCD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần phức tạp, không chỉ đơn thuần liên quan đến việc "mê sạch sẽ" như nhiều người lầm tưởng.

Đặc trưng của OCD là sự xuất hiện dai dẳng của những ám ảnh (những suy nghĩ, hình ảnh hoặc cảm xúc không mong muốn, gây khó chịu) và hành vi cưỡng chế (những hành động hoặc nghi thức lặp đi lặp lại nhằm giảm bớt lo âu do ám ảnh gây ra).

Một số nỗi ám ảnh phổ biến của người OCD bao gồm: sợ vi khuẩn, sợ sự ô nhiễm, ám ảnh về việc ăn cắp vặt, ám ảnh về tình dục, ám ảnh về sự hoàn hảo, sạch sẽ quá mức, lo sợ bản thân phạm sai lầm, ám ảnh về sự an toàn của bản thân... Sự ám ảnh này có thể đi kèm với tình trạng hoang tưởng, stress, rối loạn lo âu...

Một số hành vi cưỡng chế thường gặp bao gồm: rửa tay thường xuyên, sắp xếp mọi vật gọn gàng theo một trật tự nhất định, không chạm vào những vật ở nơi công cộng vì lo sợ vi khuẩn, liên tục kiểm tra đồ đạc nhằm xác định chúng ở đúng vị trí hoặc đã được khóa chặt, luôn thực hiện một hành động vào một khung giờ nhất định.

Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được biết đầy đủ, nhưng một số giả thuyết cho rằng những yếu tố sau đây có thể dẫn đến việc mắc OCD, bao gồm: Yếu tố di truyền; Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh; Chấn thương hoặc lạm dụng thời thơ ấu; Đặc điểm tính cách (Ví dụ như những người có tính cách quá cầu toàn, cứng nhắc, luôn muốn mọi thứ hoàn hảo dễ mắc OCD hơn);...

Một số trường hợp bệnh OCD không biểu hiện rõ rệt bên ngoài bằng hành vi, mà chỉ diễn ra trong đầu người bệnh.

Một số trường hợp bệnh OCD không biểu hiện rõ rệt bên ngoài bằng hành vi, mà chỉ diễn ra trong đầu người bệnh.

Mối liên hệ giữa OCD và việc sạch sẽ

Rất nhiều người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhận thức được ám ảnh và hành vi cưỡng chế của họ là vô lý, nhưng họ không thể thoát khỏi những ám ảnh đeo bám. Chẳng hạn, một người bị ám ảnh bởi vi khuẩn khi chạm vào những đồ vật mà người khác đã chạm vào, vì vậy mà họ phải liên tục rửa tay. Tuy nhiên, việc rửa tay chỉ mang tác dụng giải tỏa tạm thời và không hề vui vẻ đối với họ.

Để phân biệt giữa việc thích dọn dẹp và OCD, hãy lưu ý những điểm sau:

1. Mức độ

Người thích dọn dẹp thường có xu hướng sắp xếp, tổ chức đồ đạc một cách ngăn nắp, nhưng họ vẫn có thể kiểm soát hành vi của mình và không cảm thấy quá mức lo lắng hay bồn chồn nếu không được dọn dẹp.

Ngược lại, người mắc OCD thường có những hành vi dọn dẹp mang tính nghi thức, lặp đi lặp lại một cách quá mức, và họ cảm thấy vô cùng lo lắng, thậm chí hoảng sợ nếu không được thực hiện những hành vi này.

2. Tác động

Việc thích dọn dẹp thường không gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến cuộc sống của người đó.

Tuy nhiên, OCD có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: Mất thời gian và năng lượng cho các hành vi cưỡng chế; Khó khăn trong học tập, công việc và các mối quan hệ; Trầm cảm, lo âu; Cô lập bản thân;…

3. Suy nghĩ ám ảnh

Người mắc OCD thường xuyên có những suy nghĩ ám ảnh, lặp đi lặp lại về những nỗi sợ hãi, lo lắng nhất định, ví dụ như sợ bẩn, sợ lây nhiễm, sợ sai sót...

Những suy nghĩ này khiến họ cảm thấy bồn chồn, khó chịu và thôi thúc họ thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm bớt lo âu.

Cách kiểm soát các triệu chứng của OCD

Để kiểm soát và quản lý hiệu quả các triệu chứng liên quan đến OCD, bạn có thể áp dụng kết hợp các chiến lược sau theo hướng dẫn của chuyên gia:

  • Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây, rau xanh, protein nạc, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt.

  • Thực hành chánh niệm giúp bạn tập trung vào nhận thức về hiện tại, giảm lo lắng và cải thiện khả năng kiểm soát những suy nghĩ ám ảnh.

  • Thực hành thở sâu trong 5-10 phút, tập trung vào hơi thở để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc dồn nén. Bài tập này giúp bạn giữ bình tĩnh ngay cả trong những tình huống căng thẳng.

  • Tập thể dục ít nhất 30-40 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng và lo lắng.

  • Duy trì giấc ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm để đảm bảo năng lượng và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của OCD.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 quan niệm sai về rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm