Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây tăng men gan

Bạn đi khám sức khỏe định kì và phát hiện ra mình bị tăng men gan. Bạn có biết những nguyên nhân nào có thể dẫn đến tình trạng này?

Nguyên nhân gây tăng men gan

Tăng men gan có thể chỉ ra tình trạng viêm hoặc tổn thương của các tế bào gan. Các tế bào bị viêm hoặc tổn thương này sẽ để rò rỉ nhiều hơn bình thường một số chất hóa học, bao gồm men gan, vào trong máu và có thể gây tăng men gan khi xét nghiệm máu.

2 loại men gan tăng phổ biến nhất là:

  • Alanin transaminase (ALT hay GPT)
  • Aspartate transaminase (AST hay GOT)

Tăng men gan có thể được phát hiện qua xét nghiệm máu. Trong hầu hết các trường hợp, men gan chỉ tăng nhẹ và tạm thời, không phải là dấu hiệu của một bệnh lí gan cấp hoặc mạn tính.

Nguyên nhân

Nhiều bệnh lí hoặc vấn đề có thể gây ra tăng men gan. Bác sỹ sẽ xác định nguyên nhân gây ra tăng men gan của bạn qua xem xét các thuốc mà bạn đang sử dụng, những dấu hiệu và triệu chứng của bạn, và một số trường hợp cần làm thêm một số xét nghiệm và thủ thuật.

Những nguyên nhân phổ biến của tăng men gan bao gồm:

  • Một số thuốc kê đơn, bao gồm các thuốc nhóm statin được dùng để kiểm soát cholesterol
  • Uống rượu
  • Suy tim
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
  • Viêm gan C
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Béo phì
  • Các thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là paracetamol

Những nguyên nhân khác có thể gây tăng men gan bao gồm:

  • Viêm gan do rượu (viêm gan nặng xảy ra khi uống quá nhiều rượu)
  • Viêm gan tự miễn (viêm gan do rối loạn tự miễn)
  • Bệnh Celiac (tổn thương ruột non do gluten)
  • Xơ gan (giai đoạn đầu của xơ gan)
  • Nhiễm cytomegalovirus (CMV)
  • Bệnh viêm da cơ (bệnh lí viêm gây yếu cơ và phát ban ở da)
  • Epstein-Barr virus
  • Viêm túi mật
  • Nhồi máu cơ tim
  • Thừa sắt
  • Suy giáp
  • Ung thư gan
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
  • Viêm tụy
  • Viêm đa cơ (bệnh lí viêm gây yếu cơ)
  • Viêm gan nhiễm độc (viêm gan gây ra bởi thuốc hoặc các chất độc)
  • Bệnh Wilson (lắng đọng quá nhiều đồng trong cơ thể)

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu xét nghiệm chức năng gan cho kết quả bạn bị tăng men gan, hãy gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp can thiệp chính xác cho vấn đề của bạn. Các xét nghiệm và một số thủ thuật có thể được chỉ định để xác định nguyên nhân gây tăng men gan của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rượu và các bệnh về gan

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayoclinic
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm