Những biểu hiện đặc trưng khi mắc COVID-19 là người bệnh có sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao), hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Nhiều người cho rằng theo quan niệm dân gian, nếu ăn thịt gà sẽ làm ho sốt tăng thêm, bệnh trở nặng. Vậy, bị F0 có ăn thịt gà được không?
Thực tế thông tin F0 không ăn được thịt gà là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi bị mắc COVID-19, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút và cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng nên việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý với những thực phẩm giàu protein là rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh.
Thịt gà chứa nhiều protein và chất xơ, đây là hai chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cơ thể cần khi hạ sốt.
Ngoài ra, trong thịt gà còn là thực phẩm dồi dào vitamin B6, B12, các khoáng chất như selen, kẽm… sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách bình thường, từ đó ngăn được sự hoạt động của các virus gây bệnh.
Chính vì vậy, ăn thịt gà khi bị ho, sốt là hoàn toàn an toàn. Nhưng, điều quan trọng nhất cần chú ý là hình thức chế biến rất quan trọng đối với người đang mắc COVID-19. Nên ăn những món được chế biến với ít dầu mỡ và gia vị như cháo gà, súp gà, canh gà…
Những món ăn này sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để phục hồi. Bên cạnh đó, đây cũng là một nguồn cung cấp chất lỏng và chất điện giải tuyệt vời, giúp cung cấp và giữ nước cho cơ thể. Chất lỏng nóng này cũng là một loại thuốc thông mũi tự nhiên giúp giảm ho và nghẹt mũi bằng cách ức chế hoạt động của bạch cầu trung tính gây ra chúng.
Thịt gà là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng tuyệt vời. Theo bảng xếp hạng 10 loại thịt giàu giá trị dinh dưỡng thì thịt gà đứng đầu, thịt lợn xếp thứ 8, sau đó mới đến thịt thỏ, thịt bò…
Thịt gà chứa ít chất béo, trong lượng chất béo đó lại chứa hàm lượng omega-3 cao, rất tốt cho sức khỏe.
Thịt gà chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng canxi, phốtpho, sắt, nên có tác dụng bổ dưỡng chất dinh dưỡng, hỗ trợ cơ thể chống ung thư hiệu quả.
Trong thịt gà chứa hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha cao, đều bắt nguồn từ vitamin A có tác dụng tăng cường thị lực.
Ngoài ra, trong thịt gà cũng có rất nhiều vi chất với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là kẽm, sắt. Kẽm là một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp tăng sức đề kháng, dễ tiêu hóa.
Vì vậy, khi mắc COVID-19 không cần phải kiêng ăn thịt gà mà ngược lại, cần tăng cường thực phẩm này trong thực đơn để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Với người bệnh COVID-19, trong vài ngày đầu thường có triệu chứng sốt, đau mỏi cơ, đau họng, khô khát… Vì vậy, thức ăn nên được chế biến mềm, ít dầu mỡ, để người bệnh dễ tiêu hóa.
Trong thịt gà có chứa nhiều amino axit, chất dinh dưỡng để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, canh gà rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng của cảm cúm như đau họng, chảy nước mũi, ngạt mũi.
Cách làm: Thịt gà hầm lấy nước vào cho gừng vào đun cùng sau đó cho người bệnh uống rất nhanh hồi phục sức khoẻ.
Đây là món ăn phù hợp cho mọi lứa tuổi, kể cả người cao tuổi và trẻ em khi bị COVID-19. Cháo là một món ăn nhẹ và khá dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng hơn trong khi cơ thể bị mệt mỏi.
Sử dụng thịt gà nấu súp không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường. Tăng cường các món ăn nóng, nước như cháo, súp… Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...
Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng. Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.
Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Không sử dụng nước lạnh mà nên uống nước ấm để tránh kích thích họng gây ho nhiều hơn.
Người bị COVID-19 cần kiêng món ăn chiên, rán, nướng bởi các món này sẽ gây khó tiêu, mệt mỏi thêm cho cơ thể. Nên thay thế bằng các món luộc, hấp, nấu. Nguyên tắc dinh dưỡng là cân đối và đầy đủ năng lượng, đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Tác dụng phụ ít người biết khi ăn thịt gà thường xuyên.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.