Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh đái tháo đường nên kiêng các loại rau nào?

Dù người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên ăn nhiều rau trong chế độ ăn uống thường ngày, nhưng không phải loại rau nào cũng tốt, cũng phù hợp với bạn.

Người bệnh đái tháo đường không nên ăn một số loại rau quá thường xuyên.

Nhìn chung, các loại rau củ giàu tinh bột thường có hàm lượng carbohydrate khá cao, cũng như không cân bằng giữa hàm lượng tinh bột và các dưỡng chất khác (như chất xơ và vitamin). Dù thỉnh thoảng bạn vẫn có thể ăn các loại rau giàu tinh bột, nhưng hãy chú ý tới lượng thức ăn, cũng như tần suất ăn những thực phẩm này để kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Harland Adkins (người Mỹ): “Các loại rau giàu tinh bột được đánh giá là những loại rau tồi tệ nhất cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn buộc phải kiêng chúng hoàn toàn. Bạn chỉ cần chú ý tới lượng thực phẩm mình ăn vào, cũng như tìm cách kết hợp chúng với những thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh khác để tránh tình trạng đường huyết tăng cao đột biến”.

Vậy người bệnh đái tháo đường nên kiêng những loại rau nào, bạn sẽ có câu trả lời ngay sau đây:

Khoai tây

Khoai tây có chứa nhiều tinh bột và có thể làm đường huyết tăng cao nếu ăn quá nhiều

Khoai tây có chứa nhiều tinh bột và có thể làm đường huyết tăng cao nếu ăn quá nhiều.

Cả khoai lang và khoai tây đều được coi là những loại rau củ giàu tinh bột, hay chúng chứa hàm lượng carbohydrate cao hơn so với nhiều loại rau khác. 

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh đái tháo đường nên chú ý tới khẩu phần ăn, cụ thể là không ăn quá 1 cốc khoai tây nướng, 1/2 cốc khoai tây nghiền hoặc 1 củ khoai tây cỡ bằng nắm tay. 

Người bệnh đái tháo đường cũng nên tránh ăn khoai tây chiên vì món ăn này chứa khá nhiều dầu mỡ.

Ngô

Ngô là một thực phẩm yêu thích của nhiều người, nhưng người bệnh đái tháo đường nên thận trọng với chúng. Chuyên gia dinh dưỡng Harland Adkins cho biết 1/2 cốc hạt ngô có thể chứa tới 21gr carbohydrate, nhưng chỉ chứa 2gr chất xơ.

Do đó, bạn nên nhớ chỉ ăn lượng nhỏ ngô, cũng như nên kết hợp chúng cùng các thực phẩm giàu protein và chất xơ khác.

Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là một lựa chọn tốt hơn trong số các loại rau củ nhiều tinh bột. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên lưu ý 1 cốc đậu Hà Lan có thể chứa tới 20gr carbohydrate. Do đó, bạn nên giới hạn khẩu phần ăn, chỉ ăn khoảng 1/2 cốc đậu Hà Lan trong bữa ăn thường ngày.

Bí ngô

Theo Harland Adkins, 1 cốc bí ngô có thể chứa khoảng 16gr carbohydrate, nhưng chỉ chứa ít hơn 3gr chất xơ. Điều này khiến chúng không thực sự phù hợp với với chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường, những người luôn phải chú ý kiểm soát nghiêm ngặt lượng carbohydrate trong chế độ ăn.

Dù vậy, bạn vẫn có thể ăn một chút bí ngô trong các món như soup hay salad.

Thông tin cho bạn

Hiện nay, để giữ cho đường huyết ổn định hiệu quả, bên cạnh chế độ ăn đúng, người bệnh nên kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Một số vị dược liệu như lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi… khi kết hợp với nhau có tác dụng giảm đề kháng insulin, hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết hiệu quả cho người bệnh đái tháo đường, đặc biệt cho người ở giai đoạn mới mắc bệnh, người bị tiền đái tháo đường.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Người bị đái tháo đường có ăn được bưởi ngọt không?

Vi Bùi (Lược dịch theo Allrecipes) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
Xem thêm