Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây tăng bilirubin

Bilirubin là một chất màu vàng có trong máu. Bilirubin hình thành sau khi các tế bào máu bị phá hủy và di chuyển tới gan, mật và hệ tiêu hóa trước khi được thải ra ngoài.

Tăng bilirubin thường là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, vì vậy việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ là rất quan trọng. Tăng bilirubin cũng là một tình trạng tạm thời ở trẻ sơ sinh.

Nồng độ hemoglobin bình thường

Thông thường, lượng bilirubin sẽ rơi vào khoảng từ 0.3 đến 1.0 mg/dL. Chỉ số bilirubin trên 1.2mg/dL được coi là tăng bilirubin.

Triệu chứng tăng bilirubin

Nếu bạn bị tăng bilirubin, các triệu chứng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn. Bạn có thể chỉ bị tăng bilirubin nhẹ và không có triệu chứng gì. Khi bị tăng bilirubin mức độ trung bình đến nặng, bạn có thể chỉ bị vàng da vàng mắt. Vàng da cũng là dấu hiệu chính của tình trạng tăng bilirubin. Các triệu chứng khác có thể gây tăng bilirubin bao gồm:

  • Đau hoặc sưng bất thường
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đau ngực
  • Suy nhược
  • Chóng mặt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Có nước tiểu tối màu bất thường

Các nguyên nhân gây tăng bilirubin

Tăng bilirubin là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau. Bác sĩ sẽ ghi nhận các triệu chứng của bạn cũng như các kết quả xét nghiệm khác để có thể thu hẹp và loại trừ các nguyên nhân.

Sỏi mật

Sỏi mật xảy ra khi các chất như cholesterol hay bilirubin cứng lại trong túi mật. Túi mật là nơi dự trữ dịch mật, giúp tiêu hóa chất béo trước khi đi vào hệ tiêu hóa.

Triệu chứng sỏi mật bao gồm:

  • Đau ở vùng bụng trên bên phải hoặc phía dưới bên phải mạn sườn
  • Đau lưng giữa hai vai hoặc vai phải
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Nôn mửa

Sỏi mật có thể hình thành nếu cơ thể vốn đã sản xuất quá nhiều bilirubin do các bệnh lý về gan hoặc nếu do gan sản xuất quá nhiều cholesterol. Tăng bilirubin cũng có thể là biến chứng của viêm ống dẫn mật hoặc do rối loạn máu. Bilirubin sẽ tích tụ lại khi mật bị tắc và không thể thoát ra ngoài được.

Hội chứng Gilbert’s

Đây là một hội chứng di truyền về gan khiến gan không thể sản xuất bilirubin đúng cách, khiến bilirubin tích tụ lại trong máu. Hội chứng này không gây ra các triệu chứng nhưng nếu có triệu chứng, có thể bao gồm:

  • Vàng da
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Khó chịu ở vùng bụng

Rối loạn chức năng gan

Bất cứ tình trạng nào ảnh hưởng đến chức năng gan đều có thể khiến bilirubin tích tụ lại trong máu. Tăng bilirubin là hậu quả của việc gan mất đi khả năng loại bỏ và xử lý bilirubin ra khỏi máu. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan, bao gồm:

  • Xơ gan
  • Ung thư gan
  • Các bệnh tự miễn liên quan đến gan, ví dụ như viêm gan tự miễn hoặc viêm đường mật nguyên phát

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn chức năng gan bao gồm:

  • Vàng da
  • Đau hoặc chướng bụng
  • Sưng chân hoặc mắt cá chân (phù)
  • Kiệt sức
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Dễ bị bầm tím
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân nhạt màu hoặc phân đen, có máu
  • Ngứa
Viêm gan

Viêm gan xảy ra khi gan bị viêm do nhiễm virus. Khi gan bị viêm, gan sẽ không thể xử lý được bilirubin, dẫn đến tích tụ bilirubin trong máu. Viên gan không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng rõ ràng nhưng nếu có, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Vàng da
  • Kiệt sức
  • Nước tiểu tối màu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Viêm ống dẫn mật

Ống dẫn mật là đường nối giữa gan và mật và là cửa vào ruột non. Chức năng của ống dẫn mật là giúp vận chuyển dịch mật có chứa bilirubin, từ gan và mật đi vào ruột non. Nếu ống dẫn mật bị viêm hoặc tắc, mật sẽ không thể thoát ra ngoài được, có thể dẫn đến việc tăng bilirubin. Triệu chứng viêm ống dẫn mật bao gồm:

  • Phân nhạt màu
  • Nước tiểu tối màu
  • Vàng da
  • Ngứa
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Sốt

Ứ mật trong gan thời kỳ mang thai

Ứ mật trong thai kỳ là một tình trạng tạm thời có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ứ mật có thể làm tốc độ loại bỏ dịch mật chậm hơn hoặc thậm chí là ngừng hoàn toàn. Từ đó khiến bilirubin tích tụ trong máu, dẫn đến tăng bilirubin. Triệu chứng ứ mật trong thai kỳ bao gồm:

  • Ngứa bàn tay và bàn chân mà không bị mẩn đỏ
  • Vàng da
  • Các triệu chứng sỏi mật

Thiếu máu tan máu

Thiếu máu tan máu xảy ra khi các tế bào máu bị phân hủy quá nhanh trong máu. Đôi khi thiếu máu tan máu là do di truyền, nhưng đôi khi cũng là một dạng bệnh tự miễn, phì đại lách hoặc do nhiễm trùng. Triệu chứng thiếu máu tan máu bao gồm:

  • Kiệt sức
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Đau ngực
  • Vàng da
  • Lạnh bàn tay, bàn chân

Bilirubin ở trẻ sơ sinh

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin vài ngày sau khi sinh, dẫn đến tình trạng vàng da sau sinh. Đây là một tình trạng tạm thời và thường có thể tự khỏi trong vòng vài tuần. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh thường có nhiều tế bào hồng cầu hơn và hồng cầu vỡ nhanh hơn, nhưng gan lại chưa đủ trưởng thành để theo kịp tốc độ vỡ hồng cầu. Trước khi sinh, gan của mẹ sẽ giúp hỗ trợ thực hiện chức năng này. Gan của trẻ sơ sinh có hiệu suất hoạt động chỉ bằng khoảng 1% so với gan của người trưởng thành. Trong đa số các trường hợp, tăng bilirubin có thể dẫn đến vàng da trong vòng 1-3 ngày sau khi sinh. Bilirubin có thể tăng cao tới 18mg/dL trong vòng ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 5 sau sinh và tình trạng vàng da có thể tự biến mất trong vòng 2 tuần sau khi gan của trẻ đã trưởng thành.

Cho trẻ ăn 8-12 lần mỗi ngày có thể giúp kích thích nhu động ruột, từ đó giúp loại bỏ bilirubin ra khỏi cơ thể.

Nếu tình trạng vàng da xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc nếu tình trạng tăng bilirubin đạt mức quá cao hoặc không tự giảm xuống được, bác sĩ có thể sẽ can thiệp bằng các phương pháp điều trị như:

  • Trị liệu bằng ánh sáng (chiếu đèn)
  • Truyền globulin miễn dịch đường tĩnh mạch
  • Truyền máu

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, tăng bilirubin không phải là dấu hiệu đáng lo ngại cần phải điều trị. Nhưng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng dưới đây, hãy gọi ngay cho bác sĩ:

  • Đau hoặc căng tức ở bụng
  • Buồn ngủ, mất phương hướng
  • Phân màu đen hoặc có máu
  • Nôn ra máu
  • Sốt trên 38 độ
  • Dễ bầm tím, chảy máu
  • Mẩn đỏ màu tím hoặc đỏ

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Uống cà phê khi mang thai - bao nhiêu là an toàn?

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm