Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người mắc COVID-19 có nên uống cà phê?

Cà phê là thức uống phổ biến và ưa thích của rất nhiều người. Cà phê có nhiều lợi ích với sức khỏe như: chống oxy hóa, giảm căng thẳng, tăng năng lượng… Nhưng người mắc COVID-19 có nên uống cà phê hay không?

1. Lợi ích của cà phê với sức khỏe

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê và cacao. Trong đó, cà phê là nguồn cung cấp caffeine lớn nhất.

Caffeine là một hợp chất hoạt động dược lý chính trong cà phê với khoảng 95mg caffeine trong một tách cà phê trung bình. Caffeine là một chất kích thích thần kinh trung ương nhẹ, giúp tăng cường năng lượng và tâm trạng, giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Thậm chí ngửi mùi cà phê cũng có thể có tác dụng giảm căng thẳng.

Uống cà phê cũng có tác dụng lợi tiểu, tăng hiệu suất thể thao và phục hồi nhanh sau khi tập luyện. Các chất chống oxy hóa trong cà phê đã được chứng minh làm giảm viêm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh mạn tính, bao gồm cả béo phì.

Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng caffeine thường xuyên có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh thần kinh như: Parkinson, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng và động kinh. Tuy nhiên, cũng cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ hơn tác dụng này của caffeine.

Người mắc COVID-19 có nên uống cà phê không? - Ảnh 2.

Uống cà phê giúp giảm căng thẳng, tăng năng lượng.

2. Uống nhiều cà phê có tốt không?

Cà phê chỉ có lợi khi bạn uống một lượng vừa phải (không quá 400 miligam caffeine mỗi ngày đối với người trưởng thành). Nếu uống quá nhiều cà phê có thể gây hại cho sức khỏe như: gây khó ngủ, mất ngủ, khó chịu ở dạ dày, gây cảm giác hồi hộp, lo lắng, tăng nhịp tim, tăng huyết áp…

Sử dụng quá nhiều caffeine có thể khiến bạn khó ngủ, thậm chí gây mất ngủ, đặc biệt nếu sử dụng quá gần giờ đi ngủ.

Caffeine là một chất kích thích có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn. Tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nó gây cảm giác hồi hộp, bồn chồn, lo lắng không tốt.

Caffeine có thể làm tăng huyết áp của bạn trong thời gian ngắn và đôi khi cả về lâu dài. Do vậy, không phải ai cũng thích hợp với việc thường xuyên uống cà phê. Đặc biệt, nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng caffeine.

Caffeine là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Tuy không gây mất nước đối với người khỏe mạnh bình thường và khi uống với lượng vừa phải nhưng trong trường hợp uống quá nhiều hoặc khi bạn đang ở trong điều kiện có nguy cơ mất nước như: ra nhiều mồ hôi, bị ốm sốt, nôn mửa, tiêu chảy…

Người mắc COVID-19 có nên uống cà phê không? - Ảnh 4.

Cà phê chỉ có lợi khi bạn uống một lượng vừa phải.

3. Người mắc COVID-19 không nên uống cà phê

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng và ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

- Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả.

- Đối với người mắc COVID-19, khi biết mình nhiễm bệnh, tâm lý chung của đa số người bệnh là rất lo lắng, căng thẳng kèm theo triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ… thì việc uống đồ uống chứa nhiều caffeine gây kích thích thần kinh như cà phê sẽ không tốt cho sức khỏe.

Nhất là đối với những người ít có thói quen sử dụng cà phê thì càng có nguy cơ tăng biểu hiện hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, mất ngủ…

- Đặc biệt, trong trường hợp người mắc COVID-19 có triệu chứng sốt, tiêu chảy… không nên uống cà phê để phòng nguy cơ mất nước. Cách tốt nhất để tăng cường thể trạng là ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, nếu có sốt nên uống nhiều nước và uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải.

Người mắc COVID-19 có nên uống cà phê không? - Ảnh 5.

Người mắc COVID-19 nên uống nước ấm rải rác trong ngày.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Rối loạn khứu giác hậu COVID-19: Khi nào có thể hồi phục?

Vân Anh - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

Xem thêm